Bắc Ninh hút nguồn lực vào nông nghiệp công nghệ cao
11:09 | 31/03/2020
DNTH: Bắc Ninh đã bước đầu hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo đột phá trong tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị.
Tỉnh Bắc Ninh đã bước đầu hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo đột phá trong tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị, giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tuy nhiên, mức độ sản xuất và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp ở Bắc Ninh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu so với kỳ vọng.
Hiện, tỉnh đang tập trung kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao để hình thành các vùng, dự án có quy mô và sản xuất ra các mặt hàng nông sản có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
*Những "quả ngọt" đầu tiên
Với xuất phát ban đầu là một trang trại nhỏ, năm 2014, chị Nguyễn Thị Trâm, xã Minh Tân, huyện Lương Tài đã mạnh dạn chuyển đổi từ mô hình kinh tế trang trại lên Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản Hải Phong chuyên sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
Mô hình này, bước đầu mang lại hiệu quả, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chị Nguyễn Thị Trâm, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản Hải Phong cho biết, nhận thấy tầm quan trọng của việc sản xuất thực phẩm sạch, nên ngay từ khi thành lập công ty, chị đã hướng đến sản xuất rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP.
Do đó, sản phẩm của công ty dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường tại các siêu thị lớn như Vinmart, Big C. Nhờ đầu ra ổn định, năm 2016, công ty thuê thêm 5 ha đất tại địa phương để xây dựng mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
Để tăng thêm thu nhập, ban đầu, công ty của chị đã tập trung sản xuất các loại rau ngắn ngày dễ tiêu thụ như: rau xà lách, rau dền, rau muống, mồng tơi, mướp và các loại củ.
Nhằm giảm sức, ngày công lao động, công ty đã đưa các thiết bị cơ giới hóa như máy xới, máy lên luống, hệ thống tưới phun, hệ thống tưới nhỏ giọt, khung vòm nhà lưới vào sản xuất.
Từ thành công ban đầu, năm 2019, chị Trâm đã tìm hiểu và đưa cây dưa leo baby vào trồng thử nghiệm trên diện tích 5.000 m2 nhà lưới và chị đã gặt hái được "trái ngọt" đầu tiên. Riêng thu hoạch dưa leo baby, trừ chi phí, mỗi năm công ty lãi hơn 400 triệu đồng.
Hiện, toàn bộ sản phẩm trên đồng ruộng của công ty đều được trồng theo đơn đặt hàng. Vì thế, doanh thu công ty tăng trưởng vượt bậc, từ 500 triệu đồng năm 2015 tăng lên 13 tỷ đồng năm 2019.
Thành công của chị Trâm là nhờ sự tìm tòi, học hỏi, dám nghĩ dám làm, biết ứng dụng các kỹ thuật khoa học công nghệ vào sản xuất.
Tương tự, với "tuyệt chiêu" thụ tinh cho gà, gia đình chị Phan Thị Lê, xã Trung Chính, huyện Lương Tài thu lãi khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm, từ việc cung cấp gà giống.
Chị Lê cho biết, năm 2008, gia đình chị bắt đầu nuôi 500 con gà bố mẹ. Từ nguồn giống đó, gia đình chị đã ứng dụng việc thụ tinh nhân tạo, lai gà Đông Tảo với gà Hồ để có được nguồn giống chất lượng cao cung cấp cho người chăn nuôi.
Theo chị Lê, nuôi gà giống bố mẹ theo quy trình khép kín sẽ tiết kiệm được diện tích, đồng thời giúp người chăn nuôi quản lý được dịch bệnh của gà tốt hơn, so với gà nuôi thả đất.
Bên cạnh đó, việc thụ tinh nhân tạo sẽ giúp kiểm tra được tinh dịch của gà trống trước khi mang phối giống, nâng cao chất lượng trứng có phôi, tạo ra gà giống có chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt.
Cụ thể, nếu thụ tinh trực tiếp 100 trứng nở được khoảng 70 gà con, còn thụ tinh nhân tạo có thể đạt tới trên 90 gà con. Đặc biệt thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, bảo tồn được giống gà, sạch bệnh, tiết kiệm được con giống, góp phần nâng cao chất lượng con giống.
Hiện, gia đình chị có khoảng 30.000 gà giống bố mẹ, mỗi tháng xuất ra thị trường 100.000 con gà giống, trừ chi phí gia chị lãi hơn 100 triệu đồng/tháng; đồng thời giải quyết việc làm cho 6 lao động, với mức thu nhập từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Để nhân rộng mô hình này, hiện gia đình chị Lê đang xây dựng chuồng, với quy mô nuôi lên đến 100.000 con.
*Phat triển nông nghiệp công nghệ cao
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu thế của hội nhập phát triển, là giải pháp công nghệ hiệu quả tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở chuyển nhanh nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ông Vũ Thái Ninh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Bắc Ninh cho biết, thực tế cho thấy, mức độ sản xuất và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trên địa bàn vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Việc đầu tư hạ tầng, kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng với quy mô sản xuất nhỏ, diện tích manh mún, nguồn cung sản phẩm không ổn định. Đây chính là "rào cản" lớn nhất trong việc phát triển thị trường và tạo thương hiệu riêng cho nông nghiệp của tỉnh.
Để khắc phục những khó khăn này, thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh có nhiều giải pháp, tập trung thu hút nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, gia tăng giá trị sản phẩm.
Hiện, tỉnh đang tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và gắn liền với xây dựng nông thôn mới; tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng địa phương gắn với phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng và xây dựng chương trình "Mỗi xã một sản phẩm".
Theo Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản Hải Phong Nguyễn Thị Trâm, điều trăn trở nhất khi đầu tư vào làm nông nghiệp hiện nay chính là việc thuê đất. Hiện, công ty chỉ ký hợp đồng thuê đất với UBND xã Minh Tân thời hạn là 5 năm. Điều này gây khó khăn cho quá trình vay vốn cũng như đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng diện tích sản xuất của công ty.
"Định hướng trong thời gian tới của công ty sẽ xây dựng thêm những nhà màng, nhà lưới để sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP và xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến các mặt hàng nông sản. Do vậy, công ty mong muốn được tỉnh Bắc Ninh tạo điều kiện chuyển đổi đất sang thuê đất 50 năm", chị Trâm chia sẻ.
Tỉnh Bắc Ninh xác định các doanh nghiệp làm trung tâm, là "đầu kéo" để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ông Vũ Thái Ninh chia sẻ, để làm được điều này, thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như vay vốn ngân hàng, hỗ trợ giống, vật tư, kinh phí thực hiện dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ rà soát, bổ sung các chính sách để khuyến khích hỗ trợ các tổ chức cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, tỉnh còn tạo điều kiện để các cơ sở tham gia các loại hình bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, thị trường gây ra, tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất../.
Đinh Văn Nhiều/TTXVN
Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên
DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.
Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...
Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...
Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản
DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam
DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...
Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử
DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...