Giảm lệ thuộc hóa chất, bước chuyển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại
09:09 | 13/05/2025
DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên đang dần cạn kiệt, môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng, ngành nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thiên nhiên đang đứng trước những thách thức to lớn. Đằng sau mỗi mùa vụ bội thu là những trăn trở về đất bạc màu, nguồn nước ô nhiễm, không khí nhiễm độc bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Thực trạng ấy khiến nhiều người phải đặt câu hỏi: liệu chúng ta đang gieo trồng sự sống hay đang âm thầm bào mòn chính tương lai của mình?
Hướng tới sự cân bằng giữa kinh tế và môi trường
Thông tin từ Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Hóa chất lần thứ 20 - VINACHEM EXPO 2024 cho biết, Việt Nam nhập khẩu trên 4 triệu tấn phân bón và hơn 100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại mỗi năm. Theo Bộ NN-PTNT, nông nghiệp Việt Nam trong 30 năm trở lại đây chủ yếu dựa trên phân bón vô cơ do áp lực thâm canh tăng năng suất và tính tiện dụng trong lưu thông, sử dụng như gọn nhẹ, tác động nhanh đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Đáng lưu ý, Việt Nam đang sử dụng với mức bón cao hơn nhiều quốc gia và gấp 3 lần trung bình của thế giới. Phân bón được sử dụng mất cân đối, không tuân thủ các nguyên tắc được khuyến cáo, dẫn tới hiệu suất sử dụng ở thấp, chỉ đạt 40 - 45% đối với phân đạm; 25 - 30% đối với phân lân và 55 - 60% đối với phân kali.

Bên cạnh đó, thói quen canh tác lạc hậu, lạm dụng hóa chất không đúng kỹ thuật, thiếu kiến thức về quản lý nông nghiệp an toàn cũng khiến tình hình thêm nghiêm trọng. Nhiều nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo kinh nghiệm truyền miệng, không tuân thủ thời gian cách ly, thậm chí sử dụng các loại thuốc cấm đã bị loại bỏ khỏi danh mục an toàn. Tình trạng này phổ biến ở cả các vùng chuyên canh lớn như Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên lẫn các khu vực nông thôn miền núi.
Hơn nữa, sự phát triển chưa đồng bộ của hệ thống khuyến nông, kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng "vàng thau lẫn lộn" trên thị trường, khiến nông dân khó tiếp cận với các sản phẩm đầu vào an toàn, chất lượng. Tất cả những yếu tố này đang tạo nên một bức tranh đáng báo động về nền nông nghiệp lệ thuộc hóa chất ở nước ta.
Hệ quả đầu tiên và dễ thấy nhất là sự suy thoái môi trường. Đất đai sau nhiều vụ mùa lạm dụng phân hóa học trở nên chai cứng, mất cân bằng dinh dưỡng, giảm khả năng tự tái tạo. Nguồn nước – đặc biệt là hệ thống sông, suối, ao hồ gần các vùng canh tác – bị ô nhiễm nghiêm trọng do tồn dư thuốc trừ sâu và phân bón rửa trôi. Nhiều nơi, nước ngầm cũng chứa hàm lượng nitrate vượt mức cho phép, gây nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng.
Đối với sức khỏe con người, việc sử dụng thực phẩm chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lâu dài có thể gây rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, thậm chí là ung thư. Tình trạng ngộ độc cấp tính cũng xảy ra thường xuyên, đặc biệt nhóm nông dân trực tiếp tiếp xúc với hóa chất mà không có thiết bị bảo hộ phù hợp.

Ngoài ra, tác động tiêu cực còn thể hiện ở sự mất cân bằng hệ sinh thái. Việc diệt trừ sâu bệnh bằng hóa chất không chọn lọc khiến nhiều loài côn trùng có ích như ong, kiến, nhện bị tiêu diệt, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch hại. Nhiều vùng trồng cây lâu năm ghi nhận hiện tượng "vườn chết" – cây cối kém phát triển, dễ bệnh, năng suất sụt giảm nghiêm trọng do đất không còn đủ sức sống.
Trên phương diện kinh tế, hệ quả này tạo ra một vòng luẩn quẩn: nông dân phải chi nhiều hơn cho phân bón và thuốc hóa học để duy trì năng suất, trong khi đất đai ngày càng bạc màu, sản phẩm bị người tiêu dùng nghi ngại, khó xuất khẩu do không đạt tiêu chuẩn an toàn. Điều đó đẩy người sản xuất vào tình trạng lệ thuộc và bấp bênh.
Trước thực trạng đó, Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc xây dựng chính sách pháp lý thúc đẩy nông nghiệp bền vững. Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (2013), Luật Bảo vệ môi trường (2020), Luật Trồng trọt (2018) và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã tạo nền tảng cho việc kiểm soát hóa chất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất sạch. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập. Việc kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp còn lỏng lẻo, xử phạt hành vi buôn bán hóa chất cấm chưa đủ sức răn đe. Hệ thống chứng nhận nông nghiệp hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP còn phức tạp, chi phí cao, gây khó khăn cho nông dân nhỏ lẻ.
Giải pháp cho sự phát triển bền vững
Nông nghiệp xanh là mô hình phát triển nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường được thực hiện tại các nước phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ và các nước châu Âu vào những năm 1980. Ngày nay, nông nghiệp xanh không chỉ là xu hướng mà còn là lời cam kết về một nền nông nghiệp biết trân trọng tự nhiên, hướng tới sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ hệ sinh thái. Để thúc đẩy nông nghiệp xanh, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp từ thể chế, kỹ thuật đến kinh tế và truyền thông.
Trước hết, cần tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người sản xuất, đặc biệt là nông dân, về lợi ích của canh tác xanh cũng như các nguy cơ tiềm ẩn từ việc sử dụng hóa chất không đúng cách. Cần nhấn mạnh rằng, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hay các chất hỗ trợ sinh trưởng không phải là điều xấu; ngược lại, đây là công cụ cần thiết để đảm bảo năng suất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sâu bệnh gia tăng. Vấn đề chỉ phát sinh khi người nông dân lạm dụng hoặc thiếu hiểu biết trong quá trình sử dụng, khiến hóa chất trở thành “con dao hai lưỡi” gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, các chương trình truyền thông đại chúng, tập huấn kỹ thuật, hội thảo mô hình trình diễn tại địa phương cần được triển khai rộng rãi và thiết thực hơn, giúp người nông dân tiếp cận kiến thức mới một cách trực quan và dễ áp dụng.

Thứ hai, hệ thống pháp luật và chính sách cần được hoàn thiện, minh bạch và thân thiện hơn với người sản xuất: từ việc đơn giản hóa thủ tục chứng nhận nông sản an toàn đến việc mở rộng nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư vào công nghệ sạch. Nhà nước cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường vật tư nông nghiệp nhằm loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất chân chính.
Thứ ba, cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là giống cây trồng ít phụ thuộc hóa chất, kỹ thuật canh tác sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn và công nghệ sinh học. Việc kết nối hiệu quả giữa nhà khoa học và nông dân thông qua các chương trình khuyến nông hiện đại sẽ góp phần nhân rộng các mô hình sản xuất xanh trên cả nước. Đồng thời, phát triển chuỗi giá trị nông sản xanh là yếu tố không thể thiếu: từ việc khuyến khích doanh nghiệp tham gia chuỗi chế biến – tiêu thụ, đến hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Người tiêu dùng cũng cần được khuyến khích thay đổi thói quen, ưu tiên lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thứ tư, để đảm bảo tính bền vững, Nhà nước cần hỗ trợ mạnh mẽ cho người nông dân trong quá trình chuyển đổi – từ việc xây dựng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, đến hỗ trợ giống, vật tư sinh học, kỹ thuật phù hợp với điều kiện từng vùng miền.
Cuối cùng, để hiện thực hóa các giải pháp trên, cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị, giới khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là nông dân – những người đang từng ngày gieo trồng không chỉ mùa vụ mà còn cả tương lai. Nông nghiệp xanh không đơn thuần là mô hình sản xuất, đó là một lựa chọn sống có trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ mai sau.
Trần Nhật Hoàng
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- cân bằng hệ sinh thái /
- cân bằng kinh tế và môi trường /
- Giảm lệ thuộc hóa chất /
- nông nghiệp hiện đại /
- thiên nhiên /
- tài nguyên /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi tư duy và phương thức canh tác bền vững
DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 tại TP Cần Thơ.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng
DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon
DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới
DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...