Bắc Ninh: Thành lập Hội đồng và Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
18:42 | 12/03/2024
DNTH: Ông Vương Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Ninh năm 2024.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang đã ký ban hành Văn bản số 226/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng và Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Ninh năm 2024.
Theo đó, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có 09 thành viên, ông Vương Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh được phân công làm Chủ tịch Hội đồng, ông Nguyễn Hồng Quang - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó Chủ tịch Hội đồng và 07 thành viên.
Tổ tư vấn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có 08 người, ông Lưu Văn Khải - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn được phân công làm tổ trường.
Nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP là tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2024; Báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả đánh giá, phân hạng; đề xuất sản phẩm có khả năng đạt 5 sao (năm sao) tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương;
Tổ tư vấn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP sẽ căn cứ hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp tỉnh do UBND cấp huyện chuẩn bị; thẩm định hồ sơ, tổ chức đánh giá sản phẩm; Tổng hợp kết quả đánh giá, xây dựng báo cáo trình Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và tham mưu, giúp việc cho Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh tiến hành đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Hội đồng và Tổ tư vấn Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Tính đến tháng 11/2023, Bắc Ninh có 93 sản phẩm OCOP cấp tỉnh; trong đó có 59 sản phẩm đạt 4 sao (chiếm 63,4%) và 34 sản phẩm đạt 3 sao (chiếm 36,6%). Các sản phẩm OCOP được công nhận chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống, sản phẩm đồ lưu niệm và trang trí.
Trong giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu phấn đấu ít nhất 200 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên được công nhận, ít nhất có 2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; đạt 20% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể OCOP là doanh nghiệp; mỗi huyện, thành phố có ít nhất 25 sản phẩm OCOP được công nhận… đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Nguyên Khánh
Cùng chuyên mục
- Tags:
- #thành lập hội đồng đánh giá /
- #bắc ninh /
- #phân hạng sản phẩm OCOP /
- #OCOP /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An
DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...
Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên
DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.
Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...
Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...
Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản
DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam
DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...