Thí điểm mô hình trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính

08:16 | 22/07/2025

DNTH: Vụ mùa năm 2025, xã Ứng Hòa (Hà Nội) triển khai thí điểm mô hình trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính gắn với tín chỉ carbon. Đây được xem là bước đi quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình trong tư duy sản xuất nông nghiệp từ chú trọng sản lượng sang chú trọng chất lượng, hiệu quả kinh tế và yếu tố môi trường.

Mô hình này do xã Ứng Hòa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, Công ty TNHH Faeger Việt Nam triển khai tại cánh đồng Khó Ngoài, thôn Giang Triều, với quy mô 0,3ha. Mô hình áp dụng phương pháp canh tác lúa thông minh, phát thải thấp (SRI - AWD), giúp giảm lượng khí metan (CH₄) và nitrous oxide (N₂O) - hai loại khí nhà kính chủ yếu phát thải từ ruộng lúa. Việc lấy mẫu khí được tiến hành mỗi tuần một lần, từ tháng 6 đến tháng 10/2025 để đo đạc và đánh giá hiệu quả giảm phát thải.

Cán bộ kiểm tra mô hình trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính gắn với tín chỉ carbon tại xã Ứng Hoà, Hà Nội. Ảnh: Phùng Lương

Theo thuyết minh dự án, phương pháp canh tác mới giúp giảm khoảng 30% chi phí đầu vào, tăng 50% tỷ suất lợi nhuận và giảm khoảng 10% lượng khí nhà kính phát thải. Đặc biệt, khi đạt chứng nhận quốc tế, nông dân có thể bán tín chỉ carbon với giá từ 50 - 60 USD/tấn CO₂. Công ty TNHH Faeger cam kết chia sẻ 40% doanh thu tín chỉ (khoảng 20-25 USD/tấn) cho người dân và địa phương, thanh toán hàng năm sau quy trình xác minh. Công ty Faeger, đơn vị được Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản giới thiệu với Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã được UBND TP Hà Nội cho phép triển khai mô hình này theo Văn bản số 509/UBND-KTN ngày 15/2/2025. Đây là DN tiên phong trong lĩnh vực khử carbon trong nông nghiệp tại Việt Nam.

Theo thống kê kiểm kê khí nhà kính, ngành nông nghiệp đứng thứ 2 trong các lĩnh vực phát thải lớn nhất cả nước, trong đó sản xuất lúa chiếm tới 75 - 80% lượng khí metan của toàn ngành. Do đó, chuyển đổi sang mô hình trồng lúa phát thải thấp, không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, mà còn là giải pháp chiến lược nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Việc triển khai mô hình thí điểm không chỉ mở ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp xanh, mà còn tạo tiền đề để địa phương phát triển thị trường tín chỉ carbon, là cơ chế tài chính môi trường tiềm năng trong tương lai.

Bí thư Đảng ủy xã Ứng Hòa Nguyễn Tiến Thiết khẳng định, Ứng Hòa là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm phía Nam Hà Nội, nằm trong quy hoạch vành đai xanh của Thủ đô, có diện tích canh tác lớn và người dân giàu kinh nghiệm sản xuất. Để phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, xã xác định phải thay đổi tư duy sản xuất, từ chạy theo sản lượng sang sản xuất thông minh, xanh, sạch, có giá trị gia tăng cao. Sau khi đánh giá kết quả mô hình thí điểm, địa phương sẽ xây dựng lộ trình nhân rộng, mở rộng quy mô áp dụng kỹ thuật canh tác lúa phát thải thấp trong các vụ sản xuất tiếp theo.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

IoT trong nông nghiệp Việt Nam: Bước tiến và cách thức học hỏi từ láng giềng

DNTH: Việt Nam đã có những bước khởi đầu trong ứng dụng Internet of Things (IoT) vào nông nghiệp, đặc biệt trong nuôi thủy sản, nhưng vẫn còn nhiều khoảng cách so với Thái Lan và Indonesia – hai quốc gia Đông Nam Á đang triển khai nhanh các...

Chuyển đổi số có đang đè nặng doanh nghiệp nhỏ?

DNTH: Chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược. Nhưng với nhiều doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ ở nông thôn – đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp – đây lại đang là một cánh cửa mở ra với đầy lo âu. Khi chính sách thúc đẩy...

Trí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệp

DNTH: Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, với công nghệ ngày nay, không khó để tưởng tượng các nhà khoa học có thể chế tạo một robot diệt cỏ dại trên các cánh đồng canh tác rộng lớn.

Giảm lệ thuộc hóa chất, bước chuyển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên đang dần cạn kiệt, môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng, ngành nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thiên nhiên đang đứng trước những thách thức to lớn. Đằng sau mỗi mùa vụ bội thu...

SMEs: Động lực mới cho nông nghiệp thông minh

DNTH: Trong khi các doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt thị trường, thì hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) lại là lực đẩy âm thầm nhưng bền bỉ trong việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và lan tỏa giá trị địa...

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

DNTH: Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

XEM THÊM TIN