Bàn giải pháp gỡ khó cho nông sản Thủ đô

21:03 | 28/05/2019

DNTH: Sáng 28/5, Hội Nông dân TP Hà Nội phối hợp với Sở NN&PTNT và Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới TP tổ chức buổi tọa đàm về xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn năm 2019.

Quang cảnh hội thảo.

Hiện trên địa bàn TP đã hình thành và duy trì, phát triển các vùng sản xuất với gần 5.500ha rau an toàn được quản lý, 76 xã chăn nuôi trọng điểm; với 3.800 trang trại qui mô ngoài khu dân cư, 25 cơ sở giết mổ tập trung bán công nghiệp, 148 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được triển khai hoạt động hiệu quả; có 121 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, thực phẩm an toàn (trong đó có 52 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 69 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật). Các chuỗi đã thu hút nhiều DN, hợp tác xã, hội nông dân tham gia.

Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của nông dân trên địa bàn TP chủ yếu vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán, tâm lý mạnh dạn đổi mới còn dè dặt, nhất là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, các hộ sản xuất chưa chú ý tới việc liên kết nhóm hộ mà vẫn sản xuất tự phát “mạnh ai nấy làm” nên chưa tạo được nhiều vùng sản xuất tập trung, dòng sản phẩm đủ lớn ổn định.

Trong khi để có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, giao hàng đúng lúc, giá cả cạnh tranh. Điều nay, người nông dân cá thể khó có thể làm được, mà cần phải liên kết thành 1 tập thể. Thông qua đó thực hiện liên kết với DN để tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo mô hình chuỗi giá trị.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, quá trình hình thành và phát triển các chuỗi giá trị trong nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô đã gặp phải không ít khó khăn, rào cản mà chưa có các giải pháp tháo gỡ hữu hiệu.

Tình trạng DN hoặc nông dân phá vỡ hợp đồng diễn ra khá phổ biến, số lượng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản chưa nhiều; số lượng sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu vẫn khiêm tốn… Tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp được sản xuất, phân phối tiêu thụ qua chuỗi giá trị còn thấp, hiện nay mới chiếm tỷ trọng dưới 10% tổng lượng sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.

Trước thực trạng trên, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, trao đổi, chia sẻ, đóng góp ý kiến để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của nông dân. Hội thảo còn là cầu nối bổ ích giúp cho nông dân của Thủ đô có điều kiện được trao đổi thông tin, giao lưu, học tập các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nắm bắt các chủ trương, chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp và bàn giải pháp tháo gỡ các khó khăn giúp cho hội viên nông dân phát triển sản xuất bền vững, tiếp cận với các DN đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo Báo KTĐT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN