BÁN RẺ ĐẤT VÀNG: Nghệ An không là ngoại lệ!

08:38 | 23/06/2020

DNTH: DN&TH; Đất đai là tài nguyên không tái tạo, là sinh kế của người dân, là nguồn lực ,đòn bẩy thúc đẩy kinh tế xã hội, nhưng đất đai cũng chính là một trong những nguyên nhân của các sai phạm, tiêu cực tham nhũng. Phản ánh những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai là tài sản công, không những góp phần vào công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà còn góp phần tạo ra một thị trường bất động sản lành mạnh, trong đó chênh lệch địa tô phải được phân chia đúng với quy luật thị trường. Nghệ An là tỉnh nghèo, thu ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu chi nhưng cũng là địa phương đã xuất hiện những vụ việc bán đất công trái luật có dấu hiệu làm thất thoát tiền và tài sản của nhà nước.

Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu sẽ lần lượt phản ánh một số vụ việc như : Bán rẻ đất vàng là tài sản công ở trụ sở cũ Cục thuế Nghệ An , UBND Phường Hồng Sơn ; Thu hồi một số khu đất vàng trao tay cho doanh nghiệp mà vợ lãnh đạo Tỉnh từng là cổ đông ; Giao đất và điều chỉnh quy hoạch tùy tiện…

Đất vàng là tài sản công tại Thành phố Vinh - Nghệ An bị bán rẻ mạt với hình thức chỉ định trái quy định pháp luật gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Tại Nghệ An nơi mà ngân sách nhà nước hàng năm phải bổ sung cho ngân sách địa phương > 50% để chi thường xuyên nhưng đất vàng vẫn bị bán rẻ và chung một công thức là : bán chỉ định với giá rẻ mạt.

Ai là người làm kinh doanh dù bất cứ nghề gì ở thành phố Vinh đều ước ao có được vị trí dù là rất bé trên những con đường đắc địa bậc nhất đô thị lớn của khu vực bắc miền trung : Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú của Thành phố Vinh. Vậy mà những thửa đất quý hơn cả vàng ở đây được người có trách nhiệm “ trao tay “ cho các doanh nghiệp với giá quá thấp gây thất thoát ngân sách và tạo ra bất bình trong dư luận.

Khu đất 5.429,7m2 tại số 66 Nguyễn Thị Minh Khai – Thành phố Vinh với nguồn gốc công sản là trụ sở cũ của Cục Thuế Nghệ An đã được UBND Tỉnh Nghệ An bán chỉ định cho Chi nhánh Công ty CP Đông Á với giá bình quân đợt 1 là 6.8 triệu đồng / m2 ( 1.290m2) và đợt 2 là hơn 17 triệu đồng/ m2 (1.489,6 m2) trong khi giá thời điểm Sở Tài Chính Nghệ An xác định giá của mỗi m2 tại đường Nguyễn Thị Minh Khai là 90 triệu đồng , trên thực tế giá thị trường giao dịch còn cao trên 100 triệu đồng/ m2. Nếu căn cứ cả 2 đợt nộp tiền của Chi nhánh Công ty Đông Á thì

Công ty này chỉ phải trả khoảng 35 tỷ đồng để sở hữu 2.779,6 m2 đất trên khu đất được sử dụng là 5.429,7 m2. Tính giá thời điểm 2013 do Sở Tài Chính Nghệ An công bố tại khu vực này thì mỗi m2 là 90 triệu đồng , tiền thuế sử dụng đất của 2.779,6 m2 là hơn 250 tỷ đồng. Như vậy với quyết định bán chỉ định công sản là “ đất vàng “ với giá bèo bọt thì ngân sách khó khăn của Nghệ An đã mất đi hơn 200 tỷ đồng.

Chủ trương bán chỉ định “ đất vàng “ là tài sản công với giá bèo bọt như thế nào ?

Sau khi Cục Thuế Nghệ An chuyển về địa điểm mới, ngày 21/01/2011, Bộ Tài chính có Quyết định số 148/QĐ-BTC, điều chuyển trụ sở làm việc cũ của Cục Thuế Nghệ An (gồm đất và tài sản trên đất) cho UBND tỉnh Nghệ An quản lý. Bỏ qua thủ tục kêu gọi nhà đầu tư đấu giá theo quy định tại tại khoản 1, Điều 20- Nghị định 52/2009/NĐ-CP “ Việc bán tài sản nhà nước phải được thực hiện đấu giá công khai “.

UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ định tên nhà đầu tư là chi nhánh Công ty CP Đông Á bằng các quyết định số 1278/QĐ.UBND –CN ngày 19/04/2011 ( cho phép khảo sát lập quy hoạch xây dựng ) và 3559/QĐ.UBND –CNXD ( phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng ). Có thể nói rằng với các quyết định nêu trên UBND tỉnh Nghệ An đã “ ấn định“ tên doanh nghiệp sở hữu khu đất vàng mà bỏ qua các quy định chặt chẽ của pháp luật.

Bán chỉ định tài sản công và giao thực hiện dự án cho doanh nghiệp quá yếu về năng lực tài chính .

Trong lần giao đất đợt một, như đã nói Chi nhánh Công ty CP Đông Á được giao 1.290m2 (phần mặt đường Nguyễn Thị Minh Khai) để xây trung tâm thương mại. Theo giá đất đã được phê duyệt tại Quyết định số 195/QĐ-UBND.ĐC, ngày 18/6/2013 là 17.295.000 đồng, thì số tiền lẽ ra chi nhánh này phải nộp vào ngân sách là 22,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, đơn vị chỉ phải nộp 8,8 tỷ đồng. Quy đổi ra, giá đất giao đợt này chỉ là 6,8 triệu đồng/m2. Đợt hai, Chi nhánh Công ty CP Đông Á được giao 3.870,3 m2 đất, trong đó chỉ có 1.489,6 m2 có thu tiền sử dụng đất, còn 2.380,7 m2 không thu tiền sử đất để xây dựng vào mục đích công cộng. Cũng theo số liệu từ Chi cục Thuế thành phố Vinh, thì số tiền phải nộp cho diện tích đất này là 25.996.020.000 đồng. Tại Công văn số 92/UBND-CN ngày 6/1/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định với Thủ tướng Chính phủ: “ Chi nhánh công ty CP Đông Á tại Nghệ An là doanh nghiệp có đủ năng lực về tài chính và kinh nghiệm thực tế để thực hiện dự án…” Thế nhưng, cho đến tháng 5/2017, chi nhánh này mới nộp vào ngân sách hơn 4,3 tỷ đồng, vừa bằng số tiền bị phạt vì chậm nộp. Như vậy, số tiền mà “đơn vị đủ năng lực” này đang nợ ngân sách, tính đến thời điểm vụ việc này bị phát hiện tháng 5/2017 là gần 26 tỷ đồng.

Sai phạm trong công tác quản lý nguồn lực đất đai được cơ quan kiểm soát tiền và tài sản nhà nước phân tích như thế nào ?

Tại phiên thảo luận ở tổ trong các kỳ họp quốc hội vừa qua cũng như tại Hội thảo “ Kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường và những vấn đề đặt ra" do Kiểm toán Nhà nước tổ chức hồi tháng 12/2018. Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho rằng :

“ ...Về quản lý đất đai, những hạn chế đã được chỉ rõ tại Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI của Đảng đến nay vẫn hiện hữu như: Công tác quy hoạch đất còn thiếu tính toán về hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường; lợi ích của Nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng; nguồn lực về đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực thất thu NSNN trong lĩnh vực quản lý đất đai còn lớn; nhiều sai phạm nổi cộm liên tiếp xảy ra, các vụ án tham nhũng trong vi phạm đất đai chiếm tỉ lệ cao trong thời gian gần đây là do chấp hành pháp Luật Đất đai không nghiêm, quản lý lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm từ các cấp quản lý nhưng cũng có phần do quy định pháp luật lỏng lẻo, chồng chéo, bất hợp lý, gây nên sự lúng túng, hiểu nhầm, cố tình lợi dụng để gây sai phạm làm thất thoát ngân sách nhà nước.

Có thể dẫn chứng về sự bất cập của chính sách, chẳng hạn áp dụng phương pháp xác định giá đất. Theo quy định hiện hành có 5 phương pháp xác định giá đất nhưng lại không bắt buộc áp dụng phương pháp nào do đó các cơ quan quản lý tùy tiện áp dụng các phương pháp khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau.

Các phương pháp khác nhau chênh lệch với nhau hàng chục lần giá trị, vì vậy đây là lỗ hổng dễ bị lợi dụng để trục lợi làm thất thoát ngân sách nhà nước. Những sơ hở, hạn chế của phương pháp xác định giá đất không những giữa các phương pháp khác nhau mà còn tồn tại ngay trong từng phương pháp nên việc tính toán đưa ra giá đất sát với giá thị trường khó khả thi, vì chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan, giả định, không đủ cơ sở xác định chính xác giá đất. Ví dụ, phương pháp xác định giá đất theo phương pháp thặng dư là phương pháp áp dụng phổ biến nhất hiện nay phụ thuộc 2 yếu tố là doanh thu phát triển bất động sản và chi phí phát triển.

Cả 2 yếu tố này đều xây dựng trên phương án giả định tài sản so sánh chọn mẫu thiếu chính xác; thời gian xây dựng giá và thời gian giao đất khác nhau và chi phí suất đầu tư, chi phí đền bù khác nhau. Do đó, phương pháp này phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của người tính toán, chỉ một điều chỉnh nhỏ của giá tài sản so sánh, hệ số điều chỉnh quy đổi dòng tiền, thay đổi suất đầu tư, chi phí đền bù, dự phòng... đã tác động thay đổi giá đất định giá làm thất thu ngân sách nhà nước “ ./

Những sai phạm điển hình trong bán chỉ định tài sản công là “ đất vàng “ với với giá bèo bọt có nguyên nhân từ đâu ? ngoài những nguyên nhân của Ông Tổng Kiểm toán nêu có còn những lý do nào khác ?. Ai là người phải chịu trách nhiệm khi tài sản công bị thất thoát, có phải vì chất lượng tham mưu kém dẫn đến người đứng đầu quyết định sai. Bộ, ngành và Chính phủ đã trả lời như thế nào ? .

Đón đọc kỳ tiếp theo: Vi phạm về quản lý đất đai là tài sản công tại Nghệ An, quyền lực có đè lên luập pháp ?

Nam An

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm hộ dân đề nghị nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng trước thời hạn để làm sân bay Long Thành

Theo UBND huyện Long Thành (Đồng Nai), có 368 hộ dân có đơn đề nghị nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng trước thời hạn.

Không có "vùng cấm" cho tổ chức, cá nhân phân lô bán nền trái phép

Bộ Xây dựng vừa có công văn số 4221/BXD-TTr trả lời cử tri về việc kiểm tra, giám sát việc xây dựng trái phép, phân lô bán nền tràn lan tại nhiều địa phương.

TPHCM điều chỉnh hệ số giá đất, quy hoạch 7 dự án tái định cư

UBND TP. HCM vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mục tiêu sử dụng đối với 7 dự án tái định cư phục vụ các dự án khu công nghệ cao và các dự án chỉnh trang đô thị, công ích sử dụng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.

TP. HCM công bố nhiều vi phạm về đất đai, xây dựng ở quận Thủ Đức và huyện Củ Chi

Thanh tra TP. HCM vừa công bố kết luận thanh tra toàn diện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thủ Đức và huyện Củ Chi giai đoạn 2016 - 2019, trong đó chỉ ra nhiều vi phạm cần khắc phục, chấn chỉnh.

Hà Nội: Điểm mặt doanh nghiệp chây ỳ trả đất công

UBND TP Hà Nội cho biết sẽ tăng cường thanh tra, rà soát việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất công trên địa bàn TP của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuê đất nhà nước.

Ôm mộng chuyển đổi, nhà đầu tư 'săn' đất nông nghiệp hồ Tây

Giá đất nông nghiệp, đất xen kẹt, đất vườn tại quận Tây Hồ, Hà Nội đang được chào bán với mức giá cao ngất từ 40-60 triệu đồng/m2. Người mua đất có niềm tin đó là các thửa đất này đều có thể chuyển đổi sang đất ở....

XEM THÊM TIN