Bánh Gai làng Khóng
14:55 | 31/01/2023
DNTH: Làng Khóng thuộc thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) có nghề làm bánh gai truyền thống trên 50 năm nay, trong làng có hàng chục hộ theo nghề; mỗi ngày có khoảng 20.000 chiếc bánh từ làng này được bán đi khắp nơi, trở thành thứ đặc sản nỗi tiếng.
Bà Nguyễn Thị Nho (60 tuổi), chủ một cơ sở sản xuất bánh gai nổi tiếng ở làng Khóng cho hay, đây là nghề của cha ông truyền lại từ hàng chục năm trước, bà cũng như hơn 10 hộ dân trong làng là những người đang tiếp nối. Nghề này tuy vất vả, phải thức khuya dậy sớm chuẩn bị, song mang lại thu nhập khá, tạo được công ăn việc làm cho một số lao động, bà Nho phấn khởi cho biết thêm.
Theo những người lám bánh có kinh nghiệm lâu năm, bánh gai ngon phụ thuộc vào tỉ lệ gia giảm, phụ liệu. Thông thường mỗi gia đình có một bí quyết làm bánh để tạo thương hiệu riêng. Tuy nhiên, cái cơ bản nhất, lúc nấu chín bánh phải có mùi thơm đặc trưng.
Để có được mùi thơm đặc trưng thì lá gai phải được phơi đủ nắng (2 nắng) rồi giã nhuyễn. Lá gai là yếu tố tạo nên màu đen đặc trưng của loại bánh này, lá sau khi phơi khô, xay nhuyễn, lớp bột lá gai còn lại sẽ dần ngả sang màu xám đen và toát lên mùi thơm của bánh.

Ngày nay, để nhanh và thuận tiện, bánh gai có thể được nấu bằng nồi điện. Tuy nhiên, bánh gai ở làng Khóng vẫn được nấu theo kiểu cách thủy truyền thống, người nấu sẽ đặt một cái vỉ hấp vào để ngăn cách giữa bánh và nước rồi nấu lên cho bánh chín bằng hơi.
Làm bánh gai phải trải qua nhiều công đoạn, từ việc ngâm nếp, chuẩn bị lá chuối, dây buộc, nấu bánh... do đó cần khoảng 4 - 5 người, mỗi cá nhân sẽ phụ trách một việc.
Theo đó, lá gai và nếp được xay nhuyễn trộn với mật mía, rồi vo tròn lại cùng với nhân bánh. Nhân bánh gai được làm từ đỗ xanh đồ chín trộn với dừa.
Trong vòng một ngày, tùy vào số lượng nhân lực, trung bình mỗi hộ ở làng Khóng làm được khoảng 1.500 đến 2.000 chiếc bánh gai.
Khi bánh chín, hơi còn bốc nghi ngút, chủ nhà thường sắp xếp vào thùng xốp rồi đem đi nhập cho các cửa hàng ở trong huyện, tỉnh với giá 3.500 đồng - 4.000 đồng/chiếc.

Ngoài các cơ sở làm bánh, người dân ở làng Khóng còn trồng cây gai để tạo thu nhập, cứ hai tháng lá gai sẽ được thu hoạch một lần. Lá gai khi thu hoạch được phơi khô rồi đem bán cho các cơ sở làm bánh với giá 40.000 đồng/kg. Chị Nguyễn Thị Xuân cho biết, vòng đời của cây gai có thể kéo dài 2 năm, sau đó sẽ thay thế trồng cây mới.

Ông Nghiêm Sỹ Đức - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Đức Thọ cho biết, nghề làm bánh gai ở làng Khóng đã có truyền thống từ lâu ở địa phương. Bánh gai làng Khóng có hương vị riêng, khác với bánh gai ở những vùng khác. Trước kia các hộ sản xuất đa số tự phát, vừa qua chúng tôi đã thành lập ra Hiệp hội bánh gai Đức Thọ với mục đích sản xuất quy củ hơn, và duy trì nghề lâu dài.
Tại huyện Đức Thọ, bánh gai được mua về bán lẻ ở dọc các tuyến đường, đặc biệt là dọc quốc lộ 8A, khu vực ga tàu Yên Trung và các cửa hàng tạp hóa. Ngày nay, người Hà Tĩnh luôn xem bánh gai làng Khóng là đặc sản, thường dùng trong các lễ ăn hỏi, hoặc mua làm quà biếu mỗi khi đi xa.

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ
DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum
DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca
DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc
DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...
Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố
DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu
DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...