Bảo đảm vụ Tết của bà con nông dân sau bão lũ

17:48 | 24/11/2020

DNTH: Sau nhiều đợt bão lũ liên tục, ngành nông nghiệp Đà Nẵng đang nỗ lực khắc phục thiệt hại và triển khai ngay sản xuất để đảm bảo vụ rau, hoa dịp Tết.

Số chậu cúc bị hư hại sau bão của ông Đỗ Văn Dưỡng (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) đã được khắc phục và sẵn sàng cho vụ Tết. Ảnh: VGP/Minh Trang

Tại vùng rau phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn), 100% rau màu, 50% chậu hoa cúc trên diện tích đất hơn 8.000 m2 của ông Đỗ Văn Dưỡng bị hư hại hoàn toàn sau nhiều đợt bão lũ, nhất là cơn bão số 9 càn quét.

“Ngay sau bão, chúng tôi đã triển khai khắc phục thiệt hại, hơn 500 chậu cúc bị hư hỏng đã được phục hồi, đồng thời xuống giống các loại rau, tầm 10 đến 15 ngày nữa sẽ cho thu hoạch. Đến giữa tháng 11 âm lịch sẽ tiếp tục gieo các loại rau màu như xà lách, cải, rau húng, hành để phục vụ Tết”, ông Dưỡng chia sẻ.

Tại vùng rau an toàn La Hường (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ), ngay sau bão số 13, nông dân đã tiến hành vệ sinh đồng ruộng, gia cố lại các công cụ, nhà lưới, làm đất, gieo giống các loại rau ăn lá có thời gian canh tác ngắn ngày để nhanh chóng cung cấp ra thị trường.

Sau bão, nông dân HTX rau an toàn La Hường nhanh chóng bắt tay ngay vào sản xuất . Ảnh: VGP/Minh Trang

Bà Đinh Thị Nga (canh tác tại vùng rau La Hường) cho biết: "Nước rút là chúng tôi ra đồng ngay để dọn dẹp, vệ sinh đồng ruộng. Hiện đang mùa mưa bão nên gia đình tôi chỉ canh tác trên diện tích rất nhỏ. Tôi đang gieo các giống rau cải, rau ngắn ngày, khoảng 20-25 ngày là có thể thu hoạch".

Sau vụ rau này, khoảng đầu tháng 10 âm lịch trở đi, người trồng rau sẽ tập trung sản xuất cho vụ rau Tết. Tùy loại rau mà thời gian gieo sẽ khác nhau để bảo đảm thu hoạch đúng mùa. Trước mắt, nông dân gieo các loại rau, củ, quả như su hào, khổ qua… sau đó gieo giống rau xà lách vào khoảng cuối tháng 10 âm lịch.

Tại huyện Hoà Vang, nơi tập trung phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại TP. Đà Nẵng, ông Lê Đình Ca, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, riêng trên địa bàn huyện, từ tháng 9 đến nay đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 4 cơn bão, 6 đợt lũ, gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp. Ước tính ngành nông nghiệp của huyện đã thiệt hại 60 tỷ khi 45 ha rau màu, 22 ha hoa với khoảng 40.000 chậu hoa, 54 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng; hơn 4.000 ha keo lá tràm bị gãy đổ.

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cơ sở phục vụ các vùng chuyên canh rau, hoa bị hư hại khá nhiều, các hệ thống nhà màng, nhà lưới bị gãy, nghiêng ngã đổ. Do ảnh hưởng của 6 đợt lũ, hệ thống kênh mương bị sạt lở bồi lấp khá nhiều.

Hiện ngành nông nghiệp huyện đã tham mưu UBND huyện sớm đánh giá, thống kê thiệt hại trình lên Thành phố để có hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn bà con chăm sóc những phần hoa màu không bị thiệt hại, hạn chế thấp nhất những thiệt hại để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho vụ hoa Tết tới đây.

“Ngành nông nghiệp làm việc với các xã và công ty khai thác thuỷ lợi khắc phục kênh mương, không trông chờ vào kinh phí; hỗ trợ giải phóng đất chuẩn bị cho vụ đông xuân.

Để chuẩn bị cho công tác giống, huyện đã vận động nhân dân thực hiện thu đổi giống, kinh phí đóng góp của người dân hỗ trợ đã tổng hợp được 140 tấn giống, đáp ứng được 70% diện tích sản xuất trên địa bàn huyện”, ông Lê Đình Ca cho hay.

Ông Nguyễn Đình Khánh Vân, Chủ tịch Hội Nông dân TP. Đà Nẵng cho biết, Hội Nông dân Thành phố đã đề nghị Hội Nông dân các quận, huyện nhanh chóng thống kê thiệt hại để trình UBNB Thành phố sớm có chủ trương hỗ trợ nông dân. Ngoài ra hướng dẫn hội viên nông dân chuẩn bị các điều kiện cần thiết như làm đất, chuẩn bị giống để tổ chức sản xuất sau thiên tai.

“Hiện giờ chúng tôi tập trung vào các loại rau màu, chăn nuôi gia cầm kịp phục vụ dịp Tết Nguyên đán, mang lại thu nhập cho người dân trong dịp Tết này. Trong đó, chú trọng vào hướng dẫn kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất trong điều kiện bất lợi như hiện nay. Với những nỗ lực hiện tại, vụ Tết của bà con nông dân vẫn sẽ được đảm bảo”, ông Vân chia sẻ.

                                                                                             

 Minh Trang

Theo chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế

DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.

Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh

DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...

XEM THÊM TIN