Bí thư Chi bộ tuổi 30 “kéo” no ấm về bản vùng biên bằng cách này

22:55 | 27/06/2019

DNTH: Nhờ đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò và trồng chanh leo mà ở tuổi 34, anh Và Bá Ca (dân tộc Mông, ở bản biên giới Thâm Thẩm, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) đã sở hữu khối tài sản tiền tỷ. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn hỗ trợ bà con địa phương phát triển kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Giúp dân thoát nghèo

Trước đây, 100% hộ dân đồng bào Mông và Khơ Mú ở bản biên giới Thâm Thẩm đều thuộc diện hộ nghèo. Thế nhưng nhờ phát triển chăn nuôi trâu, bò, trồng cây chanh leo, hiện tại trên 60% số hộ dân trong bản đã thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.

bi thu chi bo tuoi 30  “keo”  no am ve ban vung bien bang cach nay hinh anh 1

Và Bá Ca (phải) hướng dẫn thanh niên trong bản chăm sóc cây chanh leo. Ảnh: Viết Lam

Nhờ được chăm sóc tốt, đàn gia súc lớn của gia đình Và Bá Ca chẳng mấy khi bị dịch bệnh, sinh sản tốt, từ chỗ chỉ có 4-5 con, sau nhiều năm chăm sóc, gia đình Ca đã sở hữu đàn trâu, bò lên đến 50 con.

Khi nói đến sự đổi thay của bản làng biên giới, nhân dân thường nhắc đến vai trò của chàng trai trẻ Và Bá Ca - người đi tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Chúng tôi tìm đến ngôi nhà gỗ khang trang, mang đậm nét văn hóa của đồng bào Mông của Và Bá Ca nhưng nhà đóng cửa. Anh Và Bá Già nhà ở cạnh đó cho biết Và Bá Ca đang đi rẫy cắt cỏ bán cho mấy người dân ở các xã ngoài vào mua.

Qua câu chuyện với anh Già chúng tôi mới biết Và Bá Ca sinh năm 1986, trong một gia đình có đông anh chị, em. Hoàn cảnh khó khăn, Ca chỉ học hết lớp 9 rồi ở nhà sản xuất nông nghiệp. Sau khi rời ghế nhà trường về địa phương, Và Bá Ca vẫn kiên trì cùng gia đình gieo lúa trên nương rẫy dốc để đảm bảo lương thực. Mặt khác chàng thanh niên trẻ không ngừng khai hoang những khoảnh đất thuận lợi ven chân đồi để trồng cỏ voi.

 Sau thời gian dài kiên trì, với bao công sức lao động, hơn 2ha cỏ voi do Và Bá Ca trồng đã phát triển tốt, không những tạo nguồn thức ăn dồi dào cho đàn trâu bò của gia đình mà còn có bán cho người dân các xã xung quanh. Thanh niên bản biên giới cũng tự nguyện đăng ký những lớp tập huấn, mua thêm sách về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt để tự nghiên cứu, áp dụng vào thực tế.

Nhờ được chăm sóc tốt, đàn gia súc lớn của gia đình Và Bá Ca chẳng mấy khi bị dịch bệnh, sinh sản tốt, từ chỗ chỉ có 4-5 con, sau nhiều năm chăm sóc, gia đình Ca đã sở hữu đàn trâu, bò lên đến 50 con. Mỗi con trâu, bò bán ra thị trường mang về cho Và Bá Ca số tiền 20-25 triệu đồng, giúp anh xây dựng được căn nhà khang trang với nhiều đồ dùng đắt tiền. Từ thành công của bản thân, anh đã vận động bà con trong bản khai hoang trồng cỏ, phát triển chăn nuôi trâu, bò. Hiện nay, 20 hộ gia đình ở bản Thâm Thẩm đang sở hữu trên 150 con trâu, bò. 

Cùng với phát triển chăn nuôi đại gia súc, năm 2013, bản Thâm Thẩm được định hướng đưa vào trồng cây chanh leo trên diện rộng với bao hứa hẹn về xóa đói giảm nghèo. Thế nhưng đối với bà con trong bản, đây là loại cây trồng còn quá xa lạ nên việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. Trước tình thế đó, Và Bá Ca đã xung phong đi tập huấn kỹ thuật và nhận trồng thí điểm trên nương rẫy của mình.

bi thu chi bo tuoi 30  “keo”  no am ve ban vung bien bang cach nay hinh anh 2

 Sau khi thành công, anh vận động nhân rộng loại cây này và được các hộ gia đình trong bản ủng hộ. Thế nhưng một khó khăn khác lại xuất hiện, đó là dân bản có đàn trâu, bò khá đông, lại quen chăn thả tự do nên việc trồng, bảo vệ cây chanh leo là điều không dễ. Và Bá Ca đã đến gặp những người già uy tín trong bản nêu lên ý tưởng xây dựng khu vực chăn thả gia súc tập trung. Theo đó, dân bản sẽ hợp sức rào khoảng 20ha đồi núi tự nhiên để đưa toàn bộ đàn trâu, bò của các hộ gia đình vào chăn, thả trong đó. Thực hiện điều đó sẽ dễ quản lý, theo dõi dịch bệnh đàn gia súc, vừa không làm ảnh hưởng đến việc trồng, phát triển cây chanh leo. Nếu gia đình nào còn thả trâu, bò tự do thì sẽ bị bắt và phạt theo hương ước của bản. Ý tưởng của Và Bá Ca được những người có uy tín ủng hộ và nhân dân đồng thuận, thực hiện.

 Nhờ sáng kiến của Ca, những khó khăn trong sản xuất của người dân bản Thẩm Thẩm dần được khắc phục. Cũng từ đó, Và Bá Ca không ngừng học hỏi, hướng dẫn bà con chăm sóc cây chanh leo. Sau nhiều năm, cây chanh leo đang được trồng rộng rãi mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành cây thoát nghèo cho các gia đình trong bản.

Bí thư Chi bộ gương mẫu

Cả quá trình dài với nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của bản làng, Và Bá Ca được đứng vào hàng ngũ của Đảng, giữ chức vụ Bí thư Chi bộ bản Thâm Thẩm và luôn nhận được sự tin yêu của bà con. Từ khi giữ chức vụ Bí thư Chi bộ bản, Và Bá Ca còn là tấm gương sáng trong bồi dưỡng, phát triển đảng viên trẻ, củng cố cơ sở chính trị tại địa bàn biên giới.  

Anh tiếp tục trở thành hạt nhân lôi cuốn thanh niên tham gia các công việc chung của bản. Từ đó, nhiều bạn trẻ phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đảng, cùng chung sức với Và Bá Ca xây dựng bản làng đi lên. Trong số đó có Và Bá Pó, sinh năm 1994, khi học hết 12 đã chọn việc gắn bó với bản làng, tập trung chăn nuôi trâu, bò, trồng cây chanh leo để phát triển kinh tế. Với sức trẻ của mình, học tập kinh nghiệm từ Bí thư Chi bộ Và Bá Ca, chàng trai trẻ này đã nhanh chóng đưa gia đình mình thoát khỏi diện nghèo đói. Cách đây 2 năm, Và Bá Pó vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, trở thành đảng viên trẻ tuổi nhất của Chi bộ bản Thâm Thẩm. Hiện, gia đình Pó có 6 con trâu, bò và vườn chanh leo hơn 1ha, với mức thu nhập trên 70 triệu đồng/năm. Đảng viên trẻ Và Bá Pó đang cùng chi bộ tích cực hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống mới.

Nói về niềm vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, Và Bá Pó chia sẻ: “Trong bản ai cũng rất nể phục Bí thư Chi bộ Và Bá Ca, làm kinh tế giỏi, có con học tốt, lại hết lòng với mọi người. Trong quá trình tham gia các công việc chung của bản, em nghe anh Ca nói về những quyền lợi, nghĩa vụ của một đảng viên. Em muốn đứng vào hàng ngũ của Đảng cùng sát cánh với anh Ca đóng góp sức mình chăm lo cho cuộc sống của dân bản. Sau quá trình dài phấn đấu, em đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng”.

Không chỉ Và Bá Pó, hiện nay, Chi bộ bản Thâm Thẩm còn có nhiều đảng viên trẻ như Và Bá Già, Và Bá Cở... (đều sinh năm 1992) cũng đang phát huy tốt vai trò đảng viên, góp sức xây dựng bản làng.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hiệu quả từ mô hình làng nghề kêt hợp làm du lịch tại Quảng Phú Cầu (Hà Nội)

DNTH: Xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có truyền thống làm tăm hương,đang là điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến. Tham quan tại làng, du khách không chỉ có bộ ảnh check-in đẹp, mà còn được tìm...

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

XEM THÊM TIN