Bình Thuận: 3 nhà máy điện mặt trời vận hành thương mại nhưng chưa có văn bản nghiệm thu

07:04 | 20/08/2024

DNTH: Chủ đầu dự án điện mặt trời Hồng Phong 1B, Hồng Phong 4 và Hàm Kiệm 1 đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng các nhà máy điện nhưng vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình.

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận vừa công bố kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực năng lượng tái tạo (thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời) và công tác nghiệm thu công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2024 đối với 10 dự án nhà máy thuỷ điện, điện gió và điện mặt trời.

Nhà máy điện mặt trời, điện gió và thủy điện của các công ty đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận.

Các nhà máy này đã được Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư.

Bình Thuận: 3 nhà máy điện mặt trời vận hành thương mại nhưng chưa có văn bản nghiệm thu 1
 Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4 của Công ty TNHH Hà Đô Bình Thuận.

Nhà máy điện của các công ty đều có văn bản thỏa thuận đấu nối, văn bản thỏa thuận thiết kế kỹ thuật (TKKT) hệ thống SCADA và viễn thông, văn bản thỏa thuận TKKT hệ thống rơle bảo vệ và tự động, văn bản thỏa thuận TKKT hệ thống đo đếm điện năng và hệ thống thu thập số liệu đo đếm của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

Các công ty đã có thực hiện việc ký Hợp đồng mua bán điện với Công ty Mua bán điện (EPTC) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Các công ty đã có thực hiện việc khởi công xây dựng công trình đối với các nhà máy điện của đơn vị mình.

Tại thời điểm thanh tra, các công ty đã thực hiện việc nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa công trình nhà máy điện vào sử dụng, vận hành.

Tuy nhiên, riêng Công ty Cổ phần Năng lượng Hồng Phong 2 – chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B, Công ty TNHH Hà Đô Bình Thuận – chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4, Công ty TNHH Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận – chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Hàm Kiệm 1 đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng các nhà máy điện nhưng vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình.

Tại thời điểm đưa vào phát điện, vận hành thương mại, các nhà máy điện mặt trời, điện gió đều chưa đủ điều kiện đưa vào sử dụng theo quy định tại 4 khoản 4 Điều 31 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP - hiện nay là khoản 3 Điều 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (có hiệu lực thi hành từ ngày 26/01/2021 và thay thế Nghị định số 46/2015/NĐ-CP). 

Bình Thuận: 3 nhà máy điện mặt trời vận hành thương mại nhưng chưa có văn bản nghiệm thu 2
Nhà máy điện mặt trời Hàm Kiệm 1 của Công ty TNHH Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận.

Theo Thanh tra Sở Công Thương, nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B, Hồng Phong 4, Hàm Kiệm 1 đã tổ chức nghiệm thu và được các chủ đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng, phát điện, vận hành thương mại nhưng chưa có văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình là không đúng theo quy định của pháp luật.

Nội dung này, năm 2022, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương đã kiểm tra 3 nhà máy điện mặt trời nêu trên và chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính đến Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận xem xét, xử lý theo quy định.

Trên cơ sở chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng đã ban hành các quyết định xử phạt đối với Công ty Cổ phần Năng lượng Hồng Phong 2, Công ty TNHH Hà Đô Bình Thuận, Công ty TNHH Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận) là chủ đầu tư 3 nhà máy điện mặt trời nêu trên.

Bình Thuận: 3 nhà máy điện mặt trời vận hành thương mại nhưng chưa có văn bản nghiệm thu 3
3 nhà máy điện mặt trời vận hành thương mại nhưng chưa có văn bản nghiệm thu công trình của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương.

Tại thời điểm thanh tra, thời hiệu xử phạt đã hết và không thuộc trường hợp ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên Đoàn thanh tra không kiến nghị xử lý đối với các công ty về hành vi nêu trên theo Nghị định số 17/2022/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cũng phát hiện Công ty TNHH Điện gió Thuận Nhiên Phong 1 không thực hiện việc báo cáo về tình hình hoạt động lĩnh vực phát điện năm 2023, vi phạm quy định tại điểm a khoản 11 Điều 14 Thông tư số 21/2020/TTBCT (được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 8 Điều 1 Thông tư số 10/2023/TTBCT ngày 21/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

Chi nhánh Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập Thủy điện Bắc Bình chưa đảm bảo theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP (quá 03 năm, kể từ ngày Nghị định số 114/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành – ngày 04/9/2018). Tuy nhiên, Nghị định số 134/2013/NĐ-CP và Nghị định số 17/2022/NĐ-CP không quy định chế tài xử lý đối với nội dung này; do đó Đoàn thanh tra không kiến nghị xử lý đối với Chi nhánh Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam về nội dung này.

Không lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thuỷ điện của Nhà máy thuỷ điện Bắc Bình là không đúng với quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư số 09/2019/TT-BCT.

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đã ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Điện gió Thuận Nhiên Phong 1 về hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động trong lĩnh vực được cấp phép theo quy định với số tiền phạt là 15.000.000 đồng. 

Xử phạt Chi nhánh Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam về hành vi không lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hàng năm theo quy định với số tiền phạt là 80.000.000 đồng.

Đến nay, cả hai công ty đã chấp hành xong việc nộp tiền phạt theo quyết định. 

Danh sách 10 dự án nhà máy thuỷ điện, điện gió và điện mặt trời thanh tra gồm: Nhà máy điện mặt trời Eco Seido Tuy Phong, Nhà máy điện mặt trời Bình An, Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy 1, Nhà máy điện gió Thuận Nhiên Phong, Nhà máy thuỷ điện Đại Ninh, Nhà máy thuỷ điện Bắc Bình, Nhà máy điện mặt trời Thuận Minh 2, Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B, Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy 1, Nhà máy điện mặt trời Hàm Kiệm 1.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

BSR sẽ bảo đảm chất lượng sản phẩm xăng dầu theo chuẩn Euro5

DNTH: Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn vừa tổ chức hội thảo về chính sách, thị trường và xu thế mới trong kinh doanh xăng dầu.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

DNTH: Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần...

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

DNTH: Ngày 6/11/2024, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn” nhằm kết nối các nhà lãnh đạo, nhà...

Suy nghĩ lại về xe đạp: Từ “Phương tiện thời bao cấp” đến phương tiện giao thông bền vững

DNTH: Hôm nay, chúng ta hãy nói về giao thông bền vững. Cụ thể hơn, hãy nói về chiếc xe đạp - thường được gọi là “phương tiện thời bao cấp”. Tuy nhiên, nhận thức này không thể xa hơn sự thật, như tôi đã khám phá ra trong chuyến...

Dự án chậm tiến độ tại Hà Nội: Cỏ dại mọc chờ công viên "đẳng cấp quốc tế"

DNTH: Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) là 1 trong 5 dự án chậm triển khai vừa được Thành phố họp để gỡ vướng.

Doanh nghiệp Đông Nam Bộ tự phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất

DNTH: Là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất cả nước, trước yêu cầu về tiết kiệm điện và xanh hóa sản xuất, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh, thành Đông Nam Bộ đã tự phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất.

XEM THÊM TIN