Bộ Công Thương chỉ ra những vấn đề về giá thịt lợn
09:38 | 06/04/2020
DNTH: Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 5/4, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, nếu Chính phủ muốn thực sự kiểm soát và không cho tăng giá quá mức mặt hàng này thì phải đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm đưa mặt hàng thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá.
Có như vậy, các cơ quan quản lý mới đủ công cụ mạnh để kiểm soát giá mặt hàng thịt lợn như yêu cầu doanh nghiệp kê khai giá, áp giá trần.Khi đã thừa hoặc đủ nguồn cung, giá thịt lợn sẽ tự khắc giảm.
Theo ông Trần Duy Đông, có một số vấn đề liên quan giá thịt lợn thời gian qua. Một trong những nguyên nhân quan trọng cơ bản nhất là nguồn cung thịt lợn sản xuất trong nước giảm, còn thiếu so với nhu cầu tiêu dùng, chế biến. Tổng sản lượng thịt lợn cung ứng ra thị trường trong quý I/2020 ước đạt 811 nghìn tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2019. Việc nhập khẩu thịt lợn để bổ sung cho nguồn cung thiếu hụt của sản xuất trong nước chưa bảo đảm đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Chính phủ căn cứ trên cơ sở nguồn cung và nhu cầu sản xuất trong nước đã có chỉ đạo Bộ NN&PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện nhập khẩu 100 nghìn tấn thịt lợn trong quý I. Tuy nhiên, tính đến 27/3 mới chỉ nhập khẩu được hơn 39 nghìn tấn.
Về giải pháp để nguồn cung đáp ứng nhu cầu, theo ông Trần Duy Đông, cần thực hiện song song 2 nội dung: Tái đàn theo hướng bền vững, chăn nuôi theo mô hình khép kín, đảm bảo an toàn sinh học và nhập khẩu thịt lợn, đa dạng hóa nguồn cung thực phẩm.
“Các doanh nghiệp chăn nuôi cần tiếp tục giảm giá bán lợn hơi và tăng số lượng bán ra thị trường, vì với mức giá thành sản xuất như hiện nay thì giá bán lợn hơi 70.000 đồng/kg là quá cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp chăn nuôi phải thực hiện giảm giá bán đúng như cam kết với Chính phủ”, Đại diện Vụ Thị trường trong nước phân tích.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- nhu cầu tiêu dùng /
- áp giá trần /
- kiểm soát giá /
- bình ổn giá /
- nhập khẩu thịt /
- thịt lợn /
- quản lý mới /
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội /
- Bộ Công thương /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng
DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha
DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
-
Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...