Bộ Công Thương hướng dẫn thu mua, tiêu thụ nông sản vùng có dịch

20:09 | 02/03/2021

DNTH: Bộ Công Thương vừa có văn bản hướng dẫn về việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản của vùng đang có dịch.

Nông sản Hải Dương được bày bán tại các siêu thị lớn. Ảnh: VGP.
 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản của các địa phương đang có dịch nhằm bảo đảm mục tiêu kép vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, sau khi thống nhất với Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản trên địa bàn.

Văn bản do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải ký nêu rõ, sản phẩm hàng hóa, nông sản sản xuất và lưu thông trên địa bàn phải bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.Hoạt động vận tải qua lại, đi, đến vùng, khu vực, địa điểm có dịch, nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm, phải tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của ngành y tế, giao thông vận tải như Công văn số 898/BYT-MT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa (đối với các phương tiện vận chuyển, lái xe, áp tải, bán hàng, mua hàng, bốc vác, gia công và hậu cần) và các quy định hiện hành khác.Khi cần thiết, các UBND tỉnh, thành phố chỉ định cơ quan đầu mối tại địa phương (đặc biệt tại các địa phương đang có dịch) để cấp giấy tờ liên quan theo quy định về phòng, chống dịch đối với sản phẩm hàng hóa, nông sản cho các tổ chức, cá nhân thu mua, tiêu thụ, đồng thời giải quyết nhanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân này thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn; xử lý, hướng dẫn và tiếp nhận các thông tin về khó khăn, vướng mắc trong việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản; thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đầu mối này (địa chỉ trụ sở, số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử…) để các tổ chức, cá nhân biết, liên hệ khi cần thiết.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo các khu vực bị phong tỏa hoặc khu vực có ổ dịch trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân biết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp, bảo đảm lưu thông hàng hóa.UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo điều kiện thực tiễn tại địa phương chỉ đạo, tổ chức thực hiện hướng dẫn của Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thu mua tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản và lưu thông trên địa bàn kịp thời, hiệu quả.

Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc gửi Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) để xử lý hoặc tổng hợp báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.Trước đó, tại thời điểm hàng hóa nông sản của tỉnh Hải Dương bị ách tắc, Bộ Công Thương làm việc trực tiếp với các hệ thống phân phối lớn trong nước về việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh; kết nối các doanh nghiệp phân phối lớn phối hợp với các địa phương (thông qua Sở Công Thương) để thúc đẩy tiêu thụ nông sản có sản lượng lớn, đã thu hoạch nhưng gặp khó khăn về thị trường như Central Group (chuỗi siêu thị BigC và Go!); Vincommerce (chuỗi Vinmart và Vinmart+), BRG Retail (chuỗi siêu thị BRG Mart), chuỗi siêu thị MM Mega Market, Tập đoàn Masan… để thu mua nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh hiện đang vào mùa thu hoạch từ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương.Đến nay, công tác lưu thông hàng hóa cơ bản đã không còn bị ách tắc.

Phan Trang

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bơ Tây Nguyên được giá vì... mất mùa

DNTH: Mùa bơ năm nay tại Tây Nguyên đang chứng kiến nghịch lý “được giá nhưng mất mùa”. Trong khi giá bơ tăng cao hơn so với các năm trước thì sản lượng lại giảm do thời tiết và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nông dân.

Dừa khô tại Tiền Giang tăng kỷ lục

DNTH: Trái dừa khô hiện được thương lai đến tận vườn mua với giá cao kỷ lục giúp người trồng phấn khởi, yên tâm đầu tư phân bón để chăm sóc vườn dừa.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

XEM THÊM TIN