Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường chính ngạch

10:30 | 21/08/2021

DNTH: Đề nghị này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc thay đổi quy trình giao nhận hàng nông sản xuất qua cửa khẩu vào nước này để phòng dịch bệnh, ảnh hưởng tới tiến độ thông quan hàng hoá.

Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường chính ngạch

Để tạo thuận lợi cho công tác thông quan, tránh tình trạng ùn tắc, tồn đọng hàng hóa, phương tiện tại các cửa khẩu, Bộ Công Thương đề nghị các DN chuyển nhanh, chuyển mạnh xuất khẩu chính ngạch hàng sang Trung Quốc.

Thực tế, hàng hoá xuất khẩu chính ngạch theo hợp đồng, người nhận và các điều kiện giao hàng rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, quy cach hàng và bao bì đáp ứng quy định của nước nhập khẩu... thì khả năng thông quan thuận lợi hơn nhiều so với hàng xuất theo đường tiểu ngạch (trao đổi cư dân tại các cặp chợ đường biên).

Trường hợp vì lý do khách quan chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch, Bộ Công Thương đề nghị các DN kinh doanh xuất khẩu nông sản chỉ chuyển hàng lên biên giới khi đã có thoả thuận với khách mua hàng, địa chỉ tiêu thụ rõ ràng.

Vì theo quy định giao hàng mới, buộc xe hàng của Việt Nam sang bãi trung chuyển, đổi tài, cho tài xế phía Trung Quốc chở hàng vào nội địa nên sẽ rất rủi ro cho hàng xuất tiểu ngạch.

Bởi những xe hàng xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch này là chủ hàng phải vào đến chợ Trung Quốc, bán hết hàng đánh xe ra. Do đó, nếu quy định này kéo dài, các chủ hàng Việt Nam xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch chắc chắn sẽ không bán được hàng cho phía Trung Quốc, cho dù có chịu thêm chi phí vận chuyển.

Với nông sản, cần phối hợp bên mua để phân loại, đóng gói, sử dụng bao bì, nhãn mác phù hợp yêu cầu thị trường nhập khẩu ngay tại khâu sản xuất. Sản phẩm cũng cần đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng để giúp đẩy nhanh tiến độ thông quan.

Trước đó, Trung Quốc đã thay đổi quy trình giao nhận hàng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) sau khi phát hiện một số ca nhiễm của tài xế lái xe dường dài chở hàng nông sản lên cửa khẩu. Phía Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được thoả thuận về phương thức giao hàng này. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng quy trình này sẽ làm phát sinh một số khó khăn, tăng chi phí, và xuất hàng chậm hơn trước đây.

Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN