Bộ Công thương “mạnh tay” ngăn chặn sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng
09:23 | 11/07/2019
DNTH: Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón, góp phần ngăn chặn sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.
Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo lực lượng QLTT tập trung tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phân bón vô cơ. Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón, góp phần ngăn chặn sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.
Tập trung tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phân bón vô cơ. (Ảnh minh họa)
Tình hình sản xuất, kinh doanh, buôn lậu phân bón trên thị trường vẫn đang diễn biến phức tạp, không chỉ gây thiệt hại lớn đến sản xuất của người nông dân và quyền lợi của người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp sản xuất phân bón.
Trước tình hình trên, Bộ Công Thương với chức năng quản lý nhà nước đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cả nước, nhất là QLTT các tỉnh khu vực Tây Nguyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, thanh tra các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thanh tra Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các cơ quan liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón vô cơ. Trong đó đặc biệt lưu ý việc lấy mẫu, kiểm nghiệm phân bón và chuyển hồ sơ các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, lực lượng QLTT đã duy trì công tác rà soát các tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón trên địa bàn, phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn kiểm tra giấy phép sản xuất phân bón, việc duy trì các điều kiện sản xuất, gia công phân bón; hồ sơ công bố hợp quy; việc chấp hành các quy định của pháp luật về chất lượng phân bón, ghi nhãn, hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc phân bón. Phối hợp với các cơ quan báo, đài phát thanh của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón. Đồng thời, cử cán bộ trực tiếp tới các cơ sở kinh doanh phân bón thực hiện ký cam kết không kinh doanh phân bón nhập lậu, phân bón giả, phân bón kém chất lượng; xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm.
Những nỗ lực trên đã đem lại nhiều kết quả bước đầu. Đơn cử, tính từ đầu năm đến nay, Cục QLTT tỉnh Long An đã xử phạt gần 200 triệu đồng vi phạm về mặt hàng phân bón, buộc tiêu hủy gần 100 bao phân bón giả, chuyển cơ quan công an khởi tố hình sự theo quy định pháp luật 1 trường hợp kinh doanh phân bón giả không có giá trị sử dụng.
Trước đó, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên thông qua thanh tra 57 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn đã phát hiện 8 cơ sở vi phạm và xử phạt với số tiền hơn 330 triệu đồng. Đây là các cơ sở chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật như: chất lượng phân bón không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng; không ghi đủ nội dung bắt buộc trên nhãn; dây chuyền sản xuất chưa tự động, bảo hộ lao động chưa đáp ứng yêu cầu… Ngoài ra, tại các địa bàn Đăk Lăk, Hậu Giang… cũng phát hiện nhiều trường hợp kinh doanh, vận chuyển phân bón hết hạn, không rõ nguồn gốc….
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo lực lượng QLTT triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm giảm thiệt hại cho người nông dân, bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chân chính. Trong đó, tập trung tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phân bón vô cơ. Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón, góp phần ngăn chặn sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.
Theo Báo Công Luận Online
Nguồn:https://congluan.vn/bo-cong-thuong-manh-tay-ngan-chan-san-xuat-kinh-doanh-phan-bon-gia-kem-chat-luong-post64815.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- kinh doanh phân bón giả /
- n sản xuất /
- góp phần ngăn chặn /
- kinh doanh phân bón /
- cá nhân sản xuất /
- kém chất lượng /
- tổ chức /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng
DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha
DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...