Bộ NN&PTNT gửi hỏa tốc đề nghị kiểm soát nhập lậu lợn
14:23 | 14/06/2020
DNTH: Bộ NN&PTNT đề nghị Ban chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 các tỉnh biên giới trong việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam; đặc biệt là qua biên giới với Lào, Campuchia.
Trước tình hình nhập lậu lợn qua khu vực biên giới, đường mòn lối mở vẫn diễn biến phức tạp, ngày 13/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có công văn hỏa tốc số 3391/BNN-TY gửi Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia); UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu rõ các địa phương, đơn vị tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới.
Trong công văn hỏa tốc Bộ NN&PTNT nêu rõ, theo báo cáo của cơ quan chuyên môn thú y, thời gian qua hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới giữa Việt Nam và các nước, đặc biệt là qua biên giới với Lào, Campuchia làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng… từ các nước vào Việt Nam.
Bộ NN&PTNT gửi hỏa tốc đề nghị kiểm soát nhập lậu lợn
Bộ NN&PTNT đề nghị Ban chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 các tỉnh biên giới trong việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam; đặc biệt là qua biên giới với Lào, Campuchia.
Đồng thời, thành lập các đoàn công tác của Ban chỉ đạo 389 quốc gia đến các địa bàn trọng điểm để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn ra, vào Việt Nam.
Bộ cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không đảm bảo an toàn làm lây lan dịch bệnh.
Bảo đảm sớm chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam tại các đường mòn, lối mở với các nước Lào, Campuchia…
Trường hợp bắt được các lô hàng lợn, sản phẩm từ lợn vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy theo quy định.
Theo thống kê của Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang, trong 5 tháng đầu năm 2020, đơn vị phối hợp với lực lượng phòng, chống buôn lậu bắt giữ 6 vụ vận chuyển lợn hơi trái phép từ Campuchia vào nội địa, thu giữ hơn 6 tấn. Sau thời gian tạm lắng, tình trạng nhập lậu lợn gia tăng trở lại.
Thực tế cho thấy lợn sống đang được nhập khẩu ồ ạt từ Lào, Campuchia, Thái Lan vào Việt Nam qua con đường tiểu ngạch, hay nói thẳng đây là buôn lậu.
Lợn được nhập lậu từ Lào qua cửa khẩu Lao Bảo đang diễn biến phức tạp khiến UBND tỉnh Quảng Trị phải ra công văn yêu cầu kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm tình trạng nhập lợn lậu qua các cửa khẩu biên giới.
Lợn sống đang thẩm lậu vào Việt Nam là mối nguy đe dọa đến đàn gia súc chăn nuôi trong nước, bởi đây chính là nguồn lây nhiễm bệnh tật trên gia súc khi lợn sống nhập lậu không được cách ly, kiểm tra dịch bệnh động vật theo quy định.
Bởi vậy, lực lượng quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 389 có thể kiểm tra, thu giữ và tiêu hủy đối với các trường hợp nhập lậu lợn sống này. Tuy nhiên rất tiếc là hàng ngày, hàng giờ, lợn sống vẫn đang được thẩm lậu từ bên kia biên giới vào Việt Nam, tỏa ra các địa bàn và dưới bàn tay các lò mổ, lợn nhập lậu đã thành lợn nuôi ở Việt Nam.
Theo https://nhadautu.vn/bo-nnptnt-gui-hoa-toc-de-nghi-kiem-soat-nhap-lau-lon-d38601.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- sản phẩm lợn ra /
- buôn bán trái phép lợn /
- nhập lậu lợn /
- vào Việt Nam /
- vận chuyển /
- nhập lậu /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng
DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha
DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...