Bộ trưởng NNPTNT: Nông nghiệp Huế cần gắn với ẩm thực cung đình

20:45 | 29/07/2019

DNTH: Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đưa ra nhiều định hướng để tỉnh Thừa Thiên- Huế phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả cao.

Ngày 29/7, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp với chủ đề “Nông nghiệp Thừa Thiên- Huế phát triển bền vững, an toàn, ứng dụng công nghệ cao”.

Ông Phan Ngọc Thọ- Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, những năm qua, Thừa Thiên - Huế đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ phát triển, tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện lĩnh vực này của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng; tái cơ cấu ngành và sản phẩm chủ lực còn chậm, công tác xúc tiến thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa được đẩy mạnh. 

bo truong nnptnt: nong nghiep hue can gan voi am thuc cung dinh hinh anh 1

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị. 

Theo ông Thọ, để khắc phục những hạn chế trên, tỉnh đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, giá trị cao; xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ và chú trọng đào tạo nhân lực tay nghề cao…

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Thừa Thiên- Huế là địa phương có lợi thế đặc biệt bởi những đặc điểm về địa lý, lịch sử, các di sản văn hóa. Tài nguyên thiên nhiên lớn, giàu tính đa dạng sinh học giúp tỉnh phát triển ngành kinh tế nông nghiệp đa dạng, hướng đến văn hóa du lịch, nhất là nông nghiệp công nghệ cao.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Việt Nam nói chung và Thừa Thiên- Huế nói riêng không cần một nền nông nghiệp phát triển tốc độ quá nhanh, giá trị tài nguyên lớn nhất, bền vững nhất của Thừa Thiên- Huế là đa dạng sinh học, bản sắc văn hóa, đây là những thứ Huế có mà nơi khác không có. 

bo truong nnptnt: nong nghiep hue can gan voi am thuc cung dinh hinh anh 2

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Phan Ngọc Thọ phát biểu tại hội nghị. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Thừa Thiên- Huế phải xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng. “63 tỉnh, thành của Việt Nam bình quân chỉ có 3 lập địa, Thừa Thiên - Huế còn có thêm thế lập địa khác là hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai rộng 22.000ha, có đầy đủ điều kiện phát triển một ngành kinh tế nông nghiệp đa dạng…”- Bộ trưởng nói.

Hướng thứ hai Bộ trưởng đưa ra là tỉnh cần xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ. Huế có ẩm thực cung đình, ẩm thực chay, ẩm thực đại trà đều là tinh túy nhất, nên không lí do gì mà không làm nền nông nghiệp hữu cơ. Thứ ba là tỉnh phải phát triển nền nông nghiệp đặc sản. Thứ tư là phát triển một nền nông nghiệp hướng đến văn hóa du lịch, trong đó văn hóa đưa lên đầu.

“Tiếp đến là phát triển một nền nông nghiệp làm sao bốn mùa có lễ hội. Mùa nào cũng có lễ hội lớn trong từng tiểu vùng, từng xã từng vùng có lễ hội. Như vậy mới nhuần nhuyễn giữa sản xuất nông nghiệp và ẩm thực với di sản văn hóa phi vật thể…”- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay.

Ba định hướng còn lại cho nông nghiệp Thừa Thiên- Huế Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đưa ra là phát triển nền nông nghiệp phục vụ chính cho chuỗi ẩm thực; nền nông nghiệp phải gắn với kinh tế nông thôn; chủ nhân nền nông nghiệp là người dân phải thừa hưởng thành quả nền nông nghiệp đó.

Tại hội nghị, GS.TS Đỗ Năng Vịnh (Viện Di truyền nông nghiệp- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đề xuất Thừa Thiên- Huế cần phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng sinh học, quay vòng sinh thái bền vững, hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng sinh thái tuần hoàn, bền vững để trở thành điểm du lịch hàng đầu trong khu vực.

“Đối với Thừa Thiên- Huế, nông nghiệp sinh thái công nghệ cao là cơ hội thoát khổ, thoát nghèo và làm giàu bền vững cho nông dân. Đặc biệt với vị trí địa lý, chính trị quan trọng, nông nghiệp tỉnh còn tạo ra sức mạnh phòng thủ và an ninh quốc phòng quốc gia. Chính vì thế, hợp tác phát triển nông nghiệp với Thừa Thiên- Huế là trách nhiệm và vinh dự đối với các nhà khoa học”- GS.TS Đỗ Năng Vịnh phân tích.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN