Bộ Y tế khuyến khích nhà sản xuất chủ động ghi nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm

11:16 | 22/04/2019

DNTH: Bộ Y tế khuyến khích các nhà sản xuất ghi nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm để giúp người tiêu dùng nhận biết tổng năng lượng, đạm, béo, tinh bột và muối, đường trong sản phẩm. Từ đó người tiêu dùng có thể cân đối, lựa chọn sản phẩm phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.

Hàng hóa cần phải ghi rõ những nội dung bắt buộc theo quy định (Ảnh minh họa)

Hàng hóa cần phải ghi rõ những nội dung bắt buộc theo quy định (Ảnh minh họa)

Hiện đã có nhiều quy định liên quan đến việc ghi nhãn thực phẩm, trong đó, có thể kể đến như Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo, hay Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hoá, Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Đáng chú ý hơn Thông tư liên tịch 34/TTLT-BYT-BNNVPTNN-BCT hướng dẫn ghi nhãn hàng hoá cho một số thực phẩm và phụ gia thực phẩm, thực phẩm chế biến sẵn đóng gói.

Theo đó, các nội dung bắt buộc phải ghi nhãn đó là: Tên sản phẩm, thành phần cấu tạo, định lượng sản phẩm, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm, xuất xứ, số giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận, các khuyến cáo, cảnh báo an toàn thực phẩm.

Đối với các tổ chức quốc tế, có Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra tiêu chí dinh dưỡng Nutrient Profiling (NP) là cách phân loại thực phẩm dựa trên thành phần dinh dưỡng với mục tiêu phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Bộ tiêu chí này yêu cầu ghi nhãn dinh dưỡng bao gồm thành phần muối, tổng đường, chất béo... giúp người tiêu dùng hiểu được thành phần sản phẩm.

Tuy nhiên, việc ghi nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm vẫn chưa được Bộ y tế Việt Nam đưa vào quy định bắt buộc nhưng Bộ Y tế khuyến khích các nhà sản xuất nên đưa thông tin dinh dưỡng để người tiêu dùng dễ nhận biết và lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mình. Theo đó, Cục Y tế dự phòng dự kiến tổ chức điều tra đánh giá thành phần thực phẩm bao gói sẵn được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Sau đó, Cục phối hợp với các cơ quan khác ban hành quy định phù hợp về ghi nhãn dinh dưỡng và vận động các nhà sản xuất thực phẩm áp dụng.

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư, hầu hết là bệnh liên quan chế độ ăn uống. Ước tính đến 80% số ca tử vong ở Việt Nam là do bệnh không lây nhiễm. Và bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống như thừa cân, béo phì... đang tăng ở nhóm người trẻ. Nghiên cứu cho thấy ăn ít rau và trái cây có liên quan đến 19% trường hợp ung thư dạ dày và ruột, 31% bệnh nhân thiếu máu tim cục bộ và 11% đột quỵ. Chế độ ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây đột qụy, tăng huyết áp, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác...

Và một minh chứng khác là kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2015, có hơn 50% người trưởng thành ăn thiếu rau hoặc trái cây, người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ thừa cân béo phì tăng nhanh.

TS Trương Đình Bắc cho biết, trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền giúp người dân biết cách lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng có lợi hơn cho sức khỏe, khuyến khích nhà sản xuất chủ động công bố ghi nhãn dinh dưỡng cho người tiêu dùng dễ nhận biết tổng năng lượng, đạm, béo, tinh bột và muối, đường... 

Và như vậy, tiến tới thời gian trước mắt các nhà sản xuất nào có ghi nhãn dinh dưỡng sẽ là một lợi thế trong cạnh tranh thương hiệu và chiếm được thị yếu người tiêu dùng. Và việc khuyến khích hay bắt buộc cũng không còn quá quan trọng trong câu chuyện có hay không quy định ghi nhãn dinh dưỡng với nhà sản xuất. 

Theo Lương Minh 

Congluan.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha

DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng

DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

XEM THÊM TIN