Cá lăng nha giá trị kinh tế cao được nông dân nhân giống thành công

10:14 | 10/11/2018

DNTH: Cá lăng nha với giá trị kinh tế cao đã được nông dân Trương Văn Điền (Hồng Ngự, Đồng Tháp) nhân giống thành công, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá lăng nha hay còn gọi là cá lăng đuôi đỏ là loài cá nước ngọt, thịt trắng, mùi vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Trước đây, loại cá này chủ yếu được đánh bắt tự nhiên, chưa nuôi thương phẩm.Thấy được nhu cầu của loại cá này, tại vùng cù lao Long Phú Thuận, một người nông dân đã mày mò nghiên cứu và lai tạo thành công giống cá này, để cung cấp ra thị trường. Đó là nông dân Trương Văn Điền, ngụ xã Phú Thuận B – Huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp.

Tình cờ trong một lần đến tỉnh Đồng Nai, anh Trương Văn Điền đã bắt gặp được mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè tại đây. Với độ nhạy của một người nuôi cá tra lâu năm nên anh nghĩ, có thể phát triển loài cá này tại vùng nước ngọt quê mình để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Cá lăng nha giá trị kinh tế cao được nông dân nhân giống thành công - Ảnh 1.

Nông dân Trương Văn Điền thành công với việc lai tạo cá lăng nha giống.


"Trong các loài cá sinh sản, tôi chọn và nghiên cứu qua cá lăng, cá này đem lại lợi nhuận tốt, giá trị kinh tế cao. Tôi cũng lựa tuyển hàng năm để có giống cá tốt" - anh Điền chia sẻ.Nghĩ là làm, anh Điền quyết định mua cá bố mẹ để lai tạo, ươm nuôi… loài cá này. Sau gần 1 năm nghiên cứu, mẻ cá lăng nha giống đầu tiên cũng được ra đời với tín hiệu tích cực. Chưa chịu dừng lại, anh cũng quyết định nuôi thương phẩm số cá này để tích lũy kinh nghiệm.

Khi đã thành công với con cá lăng nha, anh Trương Văn Điền chưa cho phép mình thỏa mãn mà tiếp tục nghiên cứu các loài cá giống có giá trị kinh tế cao khác, cách ươm nuôi khác; làm tăng tỉ lệ sống cho cá bột, giảm thất thoát để tăng hiệu quả cho người nuôi. Với anh, suy nghĩ đầu tiên là thị trường. Thị trường có nhu cầu thì đó chính là động lực để anh tập trung sản xuất.

Theo anh Điền: "Làm cái gì thì cũng phải cố gắng với thị trường, có thị trường thì mình mới sản xuất được. Hiện nay, thị trường cá lăng chủ yếu trong nước do giá đã cao, xuất khẩu còn cao hơn nên thị trường trong nước vẫn ổn. Tuy nhiên, tôi cũng phải tiếp tục nghiên cứu các loài cá nước ngọt khác để phục vụ thị trường trong thời gian tới".

Với đặc điểm dễ nuôi, mau lớn và phát triển tốt trong điều kiện nuôi bè nên cá lăng nha do anh Điền sản xuất thành công đã được nhiều hộ nuôi tìm đến học tập và hỏi mua giống. Tiếng lành đồn xa, không chú trọng số lượng mà ưu tiên về chất lượng cá giống, anh Điền đã đầu tư thêm bồn chứa, ao nuôi cá để nâng cao chất lượng cá giống.

Cá lăng nha giá trị kinh tế cao được nông dân nhân giống thành công - Ảnh 2.
Cá giống của anh Điền lai tạo được nhiều người đến mua nuôi thương phẩm.
 

Hiện trên địa bàn huyện Hồng Ngự nói riêng và trong tỉnh Đồng Tháp chung cũng đã có nhiều hộ thả nuôi loài cá này từ con giống của anh Điền. Ngoài việc cung cấp cá giống đạt chất lượng cho hộ nuôi thương phẩm, anh Trương Văn Điền còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông nhàn và có những đóng góp lớn cho địa phương. Thành tích của anh cũng đã được chính quyền từ Trung ương đến địa phương ghi nhận, biểu dương.

Ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hồng Ngự cho biết: "Mô hình của anh Điền đã góp phần cho địa phương phát triển, nhất là lao động. Anh cũng thường xuyên giao lưu trao đổi với nhiều hộ xung quanh. Thời nay Công nghiệp 4.0 thì nông dân cần năng động, không nên bám víu vào một mô hình".

Với vị trí thuận lợi và việc phát triển nghề nuôi cá nói chung và cá giống lăng nha nói riêng, vùng đầu nguồn lũ Hồng Ngự đang đứng trước lợi thế lớn trong việc phát triển mạnh loại cá này, dần thay thế những loại cá khác, kém hiệu quả. Sản xuất gắn với thị trường luôn là quy luật tất yếu. Bài toán cung vượt cầu đối với hàng hóa, nông sản, thủy sản sẽ bớt nóng nếu có nhiều nông dân suy nghĩ và làm theo cách mà nông dân Trương Văn Điền đang thực hiện./.

Theo Thanh Tùng

VOV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN