Cà phê, gạo, sầu riêng được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều bất ngờ trong năm 2024
17:58 | 19/02/2024
DNTH: Giá gạo, sầu riêng tiếp tục tăng cao, riêng cà phê lập kỷ lục mới. Những nông sản chủ lực của ngành nông nghiệp được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều bất ngờ trong năm 2024.
Giá gạo, sầu riêng, cà phê liên tục tăng

Từ đầu năm đến nay, giá cà phê trong nước và thế giới liên tục tạo đỉnh mới.
Hiện giá cà phê trung bình ở các tỉnh Tây Nguyên là 80.100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 80.600 đồng/kg.
Tại phiên ngày 18/2, giá cà phê nhân xô tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 79.500 đồng/kg.
Giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum ở mức giá khá cao với 80.100 đồng/kg; Tại tỉnh Đắk Nông cà phê được thu mua với giá cao nhất 80.600 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk hôm nay ở huyện Cư M'gar cà phê được thu mua ở mức 80.200 đồng/kg, còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 80.300 đồng/kg.
Về xuất khẩu gạo, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 1/2024 (1-15/1), cả nước xuất khẩu 194.074 tấn gạo, kim ngạch đạt 134,57 triệu USD.
So với cùng kỳ 2023, lượng gạo xuất khẩu giảm gần 32.000 tấn, tuy nhiên, kim ngạch tăng gần 20 triệu USD.
Lượng giảm, kim ngạch tăng nên trị giá bình quân mỗi tấn gạo xuất khẩu cũng tăng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, nửa đầu tháng 1/2024, bình quân mỗi tấn gạo xuất khẩu thu về khoảng 693 USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ khoảng 507 USD/tấn. Như vậy, trị giá xuất khẩu gạo bình quân tăng tới 36,68%.
Trong khi đó, sầu riêng "vua trái cây" của Việt Nam đầu năm giá tăng 20% so với cuối năm 2023. Ghi nhận vào ngày 12/2 (tức mùng 3 Tết), nhiều vựa thu mua sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang đã mua sầu riêng Monthong với giá 200.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong khoảng một năm qua, tương đương với mức giá hồi cuối năm 2022.
Thời điểm này, sầu riêng nghịch vụ đã vào giai đoạn kết thúc vụ nên số lượng không còn nhiều. Một số nhà vườn tại Tiền Giang, Bến Tre chủ yếu đang dưỡng cây để cho vụ thuận, trước tình hình xuất khẩu loại trái cây này đang có chuyển biến tích cực.
Sau khi sầu riêng chính thức xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc từ tháng 7/2022 đến nay, trái sầu riêng luôn có giá bán cao, bình quân từ 140.000-170.000 đồng/kg.
Sẽ mang lại nhiều bất ngờ

"Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định vai trò của ngành nông nghiệp.
Trong bức tranh với nhiều gam màu sáng của ngành nông nghiệp thì sầu riêng là yếu tố tích cực nhất. Theo Thứ trưởng Tiến, khi Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất nhập khẩu sầu riêng chính ngạch thì dự báo giá trị của trái cây này chỉ đạt hơn 1 tỉ USD nhưng khi kết thúc năm 2023 đã vượt hơn 2 tỉ USD. Trong năm 2024, nếu Trung Quốc đồng ý nhập khẩu chính ngạch sầu riêng đông lạnh thì giá trị xuất khẩu của trái sầu riêng sẽ còn tăng rất mạnh. Hiện tại, các cơ quan chức năng phía Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn tất việc đàm phán kỹ thuật để đi đến ký kết nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc, sau đó sẽ đi đến thống nhất và ký nghị định thư.
Cũng trong năm 2023, xuất khẩu gạo đạt kim ngạch chưa từng có - đến gần 4,8 tỉ USD, tăng 38,4% tương đương 1,3 tỉ USD so với năm 2022. Nhận định về cơ hội thị trường trong năm 2024, ông Đỗ Hà Nam đánh giá: "Năm 2023, giá gạo 5% tấm Việt Nam có những thời điểm đạt mức quá cao, cao nhất trong 15 năm xuất khẩu. Năm 2024, chúng ta không hy vọng giá sẽ đạt cao đến như vậy, vì gạo là mặt hàng lương thực thiết yếu dành cho số đông và người tiêu thụ bình dân. Nhưng với tình hình thời tiết và chính trị hiện nay, giá gạo 5% tấm xuất khẩu vẫn duy trì mức trên 600 USD/tấn, tương đương giá lúa duy trì mức trên 8.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá người nông dân trồng lúa rất hài lòng".
Theo ông Nam, gạo Việt Nam nhiều năm qua đã khẳng định được thương hiệu và chất lượng ở nhiều thị trường khu vực và thế giới như: EU, Philippines, Trung Quốc, châu Phi… sẽ tiếp tục được tiêu thụ tốt ở các thị trường này. Riêng với thị trường Trung Quốc, đây là nước có sự chuẩn bị rất tốt cho vấn đề an ninh lương thực và thời gian qua không bị ảnh hưởng bởi giá gạo thế giới. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà nhu cầu bổ sung nguồn gạo dự trữ cũng là một vấn đề mà nước này luôn phải cân nhắc.
Với xuất khẩu cà phê, Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex nhấn mạnh: "Chưa bao giờ ngay từ đầu vụ mà giá cà phê cao như hiện tại. Điều này phản ánh nhu cầu của thị trường đang rất lớn trong khi nguồn cung thiếu hụt. Nếu xét về vụ mùa ở các nước xuất khẩu khác thì VN vẫn sẽ một mình một chợ cho đến cuối tháng 4 đầu tháng 5.2024, các nước Indonesia và Brazil mới vào vụ thu hoạch. Vì vậy, có thể nói niên vụ cà phê 2023/24 của Việt Nam là tốt nhất lịch sử".
Liên quan diện tích trồng cà phê, ông Nam lý giải: Trước đây giá cà phê thấp nên bà con nhà vườn chuyển đổi sang cây trồng có giá trị cao hơn, nay giá cà phê rất tốt thì việc chuyển đổi này sẽ không diễn ra ồ ạt như vậy nữa. Chưa kể sầu riêng cần thời gian đầu tư 4 - 5 năm mới thu hoạch và đối mặt nhiều rủi ro thị trường… Trong khi cà phê, như tỉnh Lâm Đồng, vùng trồng lớn nhất Việt Nam với sản lượng khoảng 500.000 tấn/năm, chất lượng cao và thu lợi lớn nên chắc chắn họ sẽ không mạo hiểm.
"Điều quan trọng là các doanh nghiệp xuất khẩu cần bình tĩnh trước các cơ hội, nhận định và phân tích thị trường một cách thấu đáo. Cụ thể như hồ tiêu, sản lượng của Việt Nam chiếm 50% thị phần thế giới; chỉ cần các doanh nghiệp không bán đổ bán tháo thì chúng ta không lo mất giá", ông Nam khuyến cáo.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- vựa trái cây /
- ngành nông nghiệp /
- doanh nghiệp xuất khẩu /
- Giá gạo /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Câu chuyện lúa gạo
DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'
DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

Giá điều tăng nhưng năng suất giảm
DNTH: Vụ điều năm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm vụ so với mọi năm do bất lợi của thời tiết, hiện bà con chưa có điều để thu hoạch.

Xuất khẩu thuỷ sản "vượt sóng"
DNTH: Dù ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 2 tháng đầu năm, song nhiều mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều thách thức về thị trường năm 2025.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo
DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nông sản Việt đối diện với bài toán chất lượng
DNTH: Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, song nông sản Việt vẫn đối diện với hàng loạt cảnh báo từ đối tác nhập khẩu. Thực trạng này đòi hỏi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nghiêm túc khắc phục nhằm xây...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...