Các sản phẩm OCOP xứ Thanh đẩy mạnh sản xuất phục vụ hàng hóa cho dịp tết Nguyên đán 2024

10:57 | 07/12/2023

DNTH: Cuối năm là dịp thị trường trở nên sôi động, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương, nhất là sản phẩm OCOP ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như thêm cơ hội quảng bá các sản phẩm OCOP, các chủ thể sản xuất hàng OCOP trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh sản xuất, tích trữ hàng hóa cho dịp Tết.

nn
Sản phẩm nếp Cay nọi đạt OCOP 3 sao của huyện miền núi Mường Lát, Thanh Hóa.

Tính đến hết tháng 11/2023, tỉnh Thanh Hóa có 452 sản phẩm OCOP đã được công nhận. Trong đó, chiếm số lượng đông đảo là nông sản, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ... thích hợp để làm quà biếu và tiêu dùng trong dịp Tết. Vì vậy, cuối năm là thời điểm các chủ thể đẩy mạnh sản xuất, thay đổi về mẫu mã để làm hài lòng khách hàng, người tiêu dùng.

Năm 2023 tiếp tục là năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, tác động không nhỏ tới sản xuất, kinh doanh đối với các chủ thể OCOP khi giá các loại nguyên liệu sản xuất đều tăng, giá vận chuyển cao hơn, trong khi đó thị trường tiêu thụ có vẻ trầm hơn các năm trước. Do đó, hầu hết các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP đều dè chừng, theo dõi tín hiệu của thị trường để sản xuất, tích trữ hàng hóa.

Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới Thanh Hóa Bùi Công Anh cho biết:

Để hỗ trợ các chủ thể, từ nay đến tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tổ chức thêm các sự kiện trưng bày, triển lãm, giới thiệu sản phẩm để tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường. Cùng với đó, Văn phòng phối hợp với một số ngành chức năng tăng cường kiểm tra đối với các chủ thể OCOP về chất lượng sản phẩm, nhất là thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng và giữ thương hiệu OCOP tỉnh Thanh Hóa.

Theo Thương hiệu Công luận

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025

Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm

DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.

Tận dụng lợi thế, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào nông nghiệp công nghệ cao

DNTH: Tây Ninh xác định phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chiến lược và mang tính đột phá, tạo động lực quan trọng để nâng tầm ngành nông nghiệp của tỉnh.

XEM THÊM TIN