Cam sành Hàm Yên chờ giải cứu do dịch COVID-19 và 2 lượt mưa axit

11:17 | 15/03/2021

DNTH: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên việc tiêu thụ cam sành của nông dân các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang kém hơn hẳn so với mọi năm, chính vì thế nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội đã tham gia giải cứu hàng ngàn tấn cam ở tỉnh này.

Ngày 14 và 15.3, nhận lời hưởng ứng và kêu gọi giải cứu cam Hà Giang, công ty TNHH tổng hợp DONA Việt Nam đã kết hợp với các công ty cổ phần Toàn Thắng, công ty tổng hợp Sơn Hà, công ty Khoa học - công nghệ môi trường Sơn Hà Xanh triển khai giải cứu hơn 10 tấn cam sành cho bà con nông dân ở Hàm Yên - Tuyên Quang. Hơn 10 tấn cam được giải cứu sẽ được phát cho người dân Hà Nội tại các điểm:

1- Tiệm bánh mì Sapo Bakery, số 8 đường Quang Trung, Hà Đông

2- Nhà hàng Taraumi, số 629 đường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

3- Bệnh viện đa khoa Hà Đông.

Chia sẻ với phóng viên, ông Lại Văn Chuyên - chủ một vườn cam tại Hàm Yên, Tuyên Quang cho biết: Năm nay nhà ông dự tính toàn vườn là 120 tấn, tuy nhiên có 2 đợt mưa axit nên sản lượng đã giảm đi một nửa. "Năm nay mất mùa, sản lượng và giá thành sụt giảm liên tục, chưa kể dịch bệnh khiến việc thu mua cam cũng không được thực hiện, chính vì thế năm nay người dân khốn đốn vì vừa mất mùa, vừa mất cả giá thành. Cam sành thu mua tại gốc hiện nay chỉ có 1 ngàn đồng/1kg - chỉ đủ tiền phân bón và công chăm bón".

Để giúp bà con trồng cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang tiêu thụ nông sản đặc biệt này do dịch bệnh COVID-19, ban lãnh đạo các công ty đã đến tận vườn cam tại Hàm Yên để cắt và đóng gói, vận chuyển về Hà Nội trao tặng tới tay người dân. Mỗi người dân được nhận miễn phí 1 túi cam 5kg khi đến các địa điểm trên. Trong chương trình lần này có sự hỗ trợ của công an phường Quang Trung, Hà Đông để giữ trật tự và điều phối giao thông.

 

Link chia sẻ của bác Lại Văn Chuyên: https://www.youtube.com/watch?v=LswX7-OcjMA&feature=youtu.be

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN