Cận cảnh máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu cả cánh đồng

08:20 | 02/05/2018

DNTH: Ngành nông nghiệp Việt Nam đang chuẩn bị có bước tiến mới trong việc áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất. Những chiếc máy bay không người lái giá hàng trăm triệu sẽ làm nhiệm vụ phun thuốc trừ sâu cho cả cánh đồng, trang trại.

Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, 2 máy bay không người lái (drone) hay flycam được điều khiển từ xa sẽ làm nhiệm vụ phun thuốc trừ sâu trên những trang trại, cánh đồng lớn.
Chiếc máy bay này có trọng lượng khoảng 10,5kg và mang được tối đa 31,5 kg thuốc trừ sâu.
Theo thông số kỹ thuật, chiếc máy bay này có thể phun ở độ rộng 6-7m2 và trong 1 phút sẽ phun được từ 1.000 - 1.300 m2.
Tuy nhiên, trong buổi bay thực tế, những chiếc máy bay này đều cho hiệu quả cao hơn rất nhiều so với lý thuyết...
... theo đó, loại máy bay 4 cánh phun được 1ha/10 phút, còn chiếc trực thăng phun được rộng hơn với 2ha/10 phút.
Được biết, những chiếc máy bay này được nhập khẩu nguyên chiếc, với sự hỗ trợ công nghệ từ nhiều nước trên thế giới như: Đức, Trung Quốc, Nhật Bản...
Để sử dụng được những chiếc máy bay này, người mua sẽ được học bay trong khoảng 1 tuần và phải xin giấy phép hoạt động như tất cả những loại flycam khác.
Trước đó, những chiếc máy bay này đã được bay thử nghiệm tại Đăk Lăk và Sơn La. Kết quả thu được khá tốt mặc dù bay trong thời tiết không tốt.
Vào ngày 20/4 tới, tại Bắc Ninh, những chiếc máy bay này sẽ được tiếp tục bay trình diễn với quy mô lớn đồng thời chính thức tại thị trường Việt Nam. Chuyến bay này sẽ có sự tham dự của nhiều cơ quan chức năng cũng như người dân. 

Theo Infonet

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

DNTH: Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi tư duy và phương thức canh tác bền vững

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 tại TP Cần Thơ.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon

DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

XEM THÊM TIN