Cần có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ lẻ tái đàn lợn trong nước

16:06 | 13/06/2020

DNTH: Phát biểu tại buổi thảo luận sáng 13/6 tại Hội trường Diên Hồng, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) nêu rõ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tăng trưởng GDP những tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 3,8%, mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp do hạn hán, xâm nhập mặn; dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, lây lan cả nước nhưng kinh tế - xã hội vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng; hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt, chi ngân sách giảm đáng kể… Đặc biệt, đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp nhưng với tinh thần chống dịch như chống giặc, công tác phòng, chống dịch đạt kết quả tốt. Đến nay chưa có ca bệnh nào tử vong; có những ca thập tử nhất sinh đã phục hồi.

Về phục hồi kinh tế sau đại dịch, gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ của Chính phủ đã phát huy tác dụng to lớn đến người dân, doanh nghiệp, góp phần phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19, khiến uy tín trên trường quốc tế của nước ta ngày càng tăng cao.

 Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.

Ghi nhận, đánh giá cao những kết quả, nỗ lực mà Chính phủ đã đạt được, song đại biểu Phạm Văn Hòa cũng nêu rõ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tăng trưởng GDP những tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 3,8%, mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây; xuất nhập khẩu gặp khó khăn; phần lớn các ngành, dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng; nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, lao động thất nghiệp, nguy cơ nợ xấu gia tăng, thu ngân sách năm 2020 khó đạt chỉ tiêu… Ngoài ra, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long rất nghiêm trọng; xâm hại rừng, bảo kê, cho vay nặng lãi, tín dụng đen, trục lợi chính sách trong tình hình dịch bệnh… tiếp tục diễn biến gay gắt, rất đáng quan ngại.

Từ đánh giá những kết quả đạt được thời gian qua và phương hướng, mục tiêu đề ra trong thời gian tới, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, quan trọng hàng đầu là phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19; ổn định đời sống, sinh hoạt cho người dân; tạo công ăn việc làm, tái phục hồi xuất khẩu, tiêu dùng…

Hoàn toàn nhất trí với các giải pháp Chính phủ đặt ra, tuy nhiên đại biểu Phạm Văn Hòa cũng nêu thực tế, thời gian qua, các đại biểu quan tâm nhiều đến vấn đề cơ sở hạ tầng giao thông ở đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều khó khăn. Chính phủ, Bộ Giao thông và Vận tải đã cầu thị, tập trung đầu tư, nhân dân trong vùng rất trân trọng, mơ ước vùng sớm có những đoạn đường cao tốc kết nối với TP Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế - xã hội. Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang chạy nhanh tiến độ, cuối năm có khả năng sẽ được thông tuyến là một tín hiệu mừng. Tuy nhiên, dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 23km đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2016 đến nay có nguy cơ chậm lại, như vậy sẽ khó kết nối với TP Hồ Chí Minh. 

Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án bằng phương thức đầu tư công, bảo đảm công khai minh bạch, có cơ chế giám sát.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng đề nghị, Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi nhỏ lẻ tái đàn lợn trong nước, vì sau khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra, nhiều địa phương mất trắng đàn, đến nay thiếu có vốn để tái đàn, , do đó giá thịt lợn cao không đến được với người tiêu dùng.

Với sự giúp đỡ của nhà nước, đại biểu Phạm Văn Hòa tin tưởng, đến cuối năm 2020, đầu năm 2021, sản xuất, chăn nuôi trong nước sẽ được phục hồi trở lại như trước khi có dịch. Khi không bị áp lực, giá thịt lợn không bị tăng cao, không có hiện tượng doanh nghiệp găm hàng gây cháy giá thị trường.

Về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, mặc dù báo cáo của Chính phủ đã đánh giá tương đối toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên chưa có đánh giá việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở khu vực xã hội, người dân.

Đại biểu đưa ra ví dụ, cuối năm nước ta tổ chức nhiều lễ hội, Chính phủ có chủ trương không sử dụng ngân sách để tổ chức lễ hội nhưng như đã thành phong trào, nhiều địa phương tích cực huy động nguồn lực từ xã hội, doanh nghiệp, cá nhân để tổ chức lễ hội. Có nơi tổ chức hoành tráng. “

Nếu như số tiền huy động từ xã hội để tổ chức lễ hội dùng để làm cầu, đường, giúp dân xoá đói giảm nghèo… sẽ giảm tải cho ngân sách nhà nước trong lĩnh vực này”, đại biểu Phạm Văn Hòa thẳng thắn chia sẻ.

Theo http://kinhtedothi.vn/can-co-chinh-sach-ho-tro-nguoi-chan-nuoi-nho-le-tai-dan-lon-trong-nuoc-386990.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN