Cần nhân rộng mô hình chăn nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện
16:39 | 21/05/2020
DNTH: Những năm trở lại đây, người dân các tỉnh Miền Trung đã tận dụng diện tích mặt nước lớn của lòng hồ thủy điện để chăn nuôi cá lồng. Những mô hình này đã mang lại nguồn thu nhập ổn định. Hàng năm, sau khi trừ các khoản chi phí, người nuôi thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Cần nhân rộng mô hình chăn nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện
Thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My) bắt đầu tích nước vào năm 2010 thì 2 năm sau đó, gia đình ông Trần Văn Mạo (trú thôn Mộ Long, xã Trà Sơn, huyện Bắc Trà My) quyết định đầu tư lồng bè để nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ.
Trải qua 4 tháng nuôi thì 6 lồng bè cá diêu hồng của ông đã cho xuất bán lứa cá đầu tiên. Thời điểm đó, gia đình ông thu lãi hơn 30 triệu đồng.
Nhận thấy được hiệu quả mà mô hình mang lại, huyện Bắc Trà My cũng đã có những chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế bằng việc cho người dân vay vốn không lãi suất để mở rộng sản xuất.
Nắm bắt cơ hội này, ông Mạo quyết định vay thêm 100 triệu đồng để đầu tư lồng nuôi. Đến nay, gia đình ông có tất cả 40 lồng nuôi, bình quân mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 1,5 tấn cá các loại, doanh thu đạt từ 1,7 – 2 tỷ đồng.
Sau khi thu hoạch trừ tất cả chi phí thì hàng năm gia đình tôi có lãi khoảng 300 – 400 triệu đồng từ cá lồng bè. Ông Mạo nhận thấy nuôi cá trên lòng hồ thủy điện có nhiều ưu thế như nguồn nước tự nhiên không bị ô nhiễm, môi trường thông thoáng giúp cá phát triển nhanh hơn bình thường.
Không chỉ có nhà ông Mạo, hộ gia đình nhà anh Hoàng cũng đã mạnh dạn bỏ số vốn ban đầu là 50 triệu đồng để thử nghiệm mô hình kinh tế mới nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện A Lưới.
Anh Hoàng cho biết, vào những năm 2018, quyết định bỏ nghề thầu xây dựng để mua vật liệu làm lồng nuôi cá của tôi khá mạo hiểm vì chưa ai nuôi. Tiền bạc lúc đó chủ yếu từ vay mượn, nhưng được phía hồ thủy điện cho phép, nhìn thấy môi trường nước sạch, dòng chảy thường xuyên và tìm hiểu các mô hình thấy hiệu quả, mình quyết định thử nghiệm 6 lồng.
Nỗi lo vơi đi khi năm đầu tiên, lứa cá được thu hoạch và xuất ra thị trường. Dù chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng lứa thử nghiệm đã giúp gia đình anh Hoàng thu lãi khoảng 85 triệu đồng (đã trừ các khoản chi phí). Từ sự khởi đầu thuận lợi ấy, anh Hoàng liên tiếp đầu tư thêm, đến nay mô hình của anh đã có 40 lồng cá các loại, chủ yếu là cá trê, trắm cỏ, rô đồng…
Trung bình mỗi năm xuất bán được khoảng 10 tấn cá thịt nhờ đó kinh tế khá ổn định. Nuôi nhiều loại mới đánh giá được năng suất nhất là cá trê. Tuy đầu ra dựa vào tiểu thương trên thị trường huyện là chủ yếu nhưng cũng khá đảm bảo.
Người nuôi cá lồng thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm
Hiệu quả của mô hình nuôi cá cũng giải quyết được vấn đề lao động cho người dân. Chị Lê Thị Thùy Hương, người dân xã Sơn Thủy tâm sự, nếu trước đây loay hoay giữa công việc nội trợ và tìm việc làm để kiếm thêm thu nhập thì từ khi mô hình nuôi cá của gia đình có hiệu quả, chị lại cùng chồng “xắn tay” vào việc phát triển kinh tế. Niềm vui không chỉ là thu nhập mà còn có việc làm hằng ngày.
Theo đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới, việc tìm mô hình kinh tế hiệu quả giúp người dân phát triển sản xuất, làm ăn kinh tế là bài toán không đơn giản. Sau mô hình nuôi cá lồng của anh Hoàng, lãnh đạo tỉnh, huyện cùng các đơn vị chức năng đã nhiều lần đến khảo sát và khuyến khích nhân rộng bởi mô hình này mang lại triển vọng kinh tế, tạo thu nhập tốt cho người dân.
Ông Trần Ngọc Chinh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới chia sẻ, trong một lần thăm mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện A Lưới, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá cao hiệu quả mô hình này. Với diện tích mặt hồ còn nhiều, môi trường nước tốt trong khi các phụ phẩm, thức ăn cho cá từ nguồn nuôi trồng và tại nương rẫy của người dân có sẵn thì rất khuyến khích người dân phát triển nuôi cá lồng. Về lâu dài, khi mô hình phát triển hiệu quả cao, có thể nghiên cứu để nhân rộng ra các khu vực hồ thủy điện khác.
Gia Hân
THSP

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng
DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha
DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...