Cần Thơ: Chủ động thu hoạch, bảo vệ lúa trước diễn biến bất lợi của thời tiết

15:53 | 08/06/2020

DNTH: Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, Nam bộ đang bước vào mùa mưa bão, để bảo vệ các trà lúa Hè Thu trên địa bàn thành phố đang ở giai đoạn chắc xanh đến chín, các cơ quan chức năng cần theo dõi việc thoát nước, khuyến cáo nông dân chuẩn bị máy móc thiết bị kịp thời bơm tát khi ngập úng xảy ra.

sg

Nông dân cần chủ động tiêu thoát nước cho ruộng lúa để đồng ruộng khô ráo, thuận lợi cho thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Trong ảnh: Thu hoạch lúa Hè Thu 2020 tại quận Ô Môn


Vụ Hè Thu 2020, TP Cần Thơ gieo trồng 75.015ha lúa, đến nay đã thu hoạch được 33.774ha, với năng suất ước đạt 58,96 tạ/héc-ta.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, Nam bộ đang bước vào mùa mưa bão, để bảo vệ các trà lúa Hè Thu trên địa bàn thành phố đang ở giai đoạn chắc xanh đến chín, các cơ quan chức năng cần theo dõi việc thoát nước, khuyến cáo nông dân chuẩn bị máy móc thiết bị kịp thời bơm tát khi ngập úng xảy ra. Tập trung hướng dẫn nông dân ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp chăm sóc lúa, tưới nước “ngập - khô xen kẽ”, giúp nền đất cứng, hạn chế lúa đổ ngã làm giảm năng suất, chất lượng hạt lúa.

TP Cần Thơ đã ghi nhận có 758ha lúa Hè Thu bị ảnh hưởng bởi giông lốc và mưa gió. Trong đó, có 14ha lúa bị đổ ngã trên 70%, 124ha đổ ngã từ 30%-70%, 620ha bị đổ ngã ở mức dưới 30%; tập trung ở Thốt Nốt, Ô Môn, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền. Các địa phương còn lại chỉ xảy ra hiện tượng lúa đổ ngã cục bộ theo chòm, chủ yếu ở các vùng đất trũng, ruộng lúa bón thừa đạm.

Đến ngày 3-6, nông dân TP Cần Thơ đã xuống giống được 15.339ha vụ lúa Thu Đông 2020 (lúa vụ 3), tập trung tại các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Ô Môn và Thới Lai. Để hạn chế tình trạng ngập úng, nông dân lưu ý khâu làm đất, hạn chế nước đọng gây ảnh hưởng lúa giai đoạn mạ; cảnh giác khi thăm đồng, chủ động tìm nơi trú ẩn an toàn khi gặp dấu hiệu thời tiết cực đoan.

Hiện nay, tại TP Cần Thơ, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ 4.0, tiên tiến trên nền tảng IoT (Internet of Things) vào sản xuất nông nghiệp đang được khuyến khích, nhân rộng.

Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ cho biết: Hiện thành phố có một số mô hình ứng dụng nông nghiệp 4.0 tiêu biểu như: Mô hình trồng rau thủy canh theo công nghệ Israel, mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và ứng dụng điện toán đám mây, mô hình điều khiển tưới, phun thuốc BVTV tự động trên vườn cây ăn trái, mô hình ứng dụng đèn led thắp sáng, xử lý ra hoa trái vụ trên cây thanh long…

Từ thực tế trên có thể thấy, nông dân, doanh nghiệp đã thể hiện sự quan tâm và đón nhận công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp mặc dù số lượng chưa nhiều.

Đặc biệt trong vụ lúa Hè Thu năm 2020, ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ được GS.TS Võ Quang Minh, Trưởng Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Đại học Cần Thơ) đến cánh đồng mẫu ở phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt tiến hành lắp đặt thiết bị máy quan trắc Khí tượng Thủy văn tự động (hay còn gọi là máy cảm biến Khí tượng Thủy văn).
 

sg

TP Cần Thơ đã ghi nhận có 758ha lúa Hè Thu bị ảnh hưởng bởi giông lốc và mưa gió


Đây là thiết bị do Trường ĐH Cần Thơ sản xuất, lắp ráp tặng riêng cho ngành Nông nghiệp TP. Cần Thơ. Bình quân mỗi máy trị giá hơn 100 triệu đồng, thời gian sử dụng có thể từ 3-4 năm.

GS.TS Võ Quang Minh cho biết: Nhờ ứng dụng các giải pháp máy cảm biến Khí tượng Thủy văn, nhiều nhà vườn, trang trại, HTX nông nghiệp nhận biết được để có những biện pháp phòng ngừa hoặc tăng cường phân bón và thuốc BVTV cho cây trồng. Đồng thời giúp người nông dân giảm áp lực về chi phí trong sản xuất, tiết kiệm thời gian và công sức.

Trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt như hiện nay, có máy cảm biến Khí tượng Thủy văn sẽ hỗ trợ cho người sản trong nông nghiệp thuận lợi ở nhiều mặt. Đặc biệt thông qua máy giúp con người hiểu biết trước những vấn để khó khăn trong sản xuất, từ đó nâng tầm trong canh tác nông nghiệp theo hướng hiện đại số hóa.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP. Cần Thơ cho biết: Máy cảm biến Khí tượng Thủy văn là hệ thống thiết bị dùng để đo đạc, thu thập và truyền số liệu Khí tượng Thủy văn.

Thông qua các số liệu quan trắc, người sử dụng (hộ canh tác, nhà quản lý, nhà chuyên môn) sẽ được cảnh báo sớm và phát đáp lại với các diễn biến thất thường của thời tiết tiểu vùng.

Hồng Nga

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN