Cảnh báo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp
15:53 | 01/06/2020
DNTH: hiều năm trở lại đây, nông nghiệp Việt Nam “đua nhau” sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “bón càng nhiều càng tốt” nhưng ít ai quan tâm đến việc sản phẩm còn dư lượng độc hại còn tồn tại nông sản và làm giảm chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường.
Trên thế giới, thuốc BVTV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm. Theo tính toán của các chuyên gia, trong những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ 20, thuốc BVTV góp phần bảo vệ và tăng năng suất khoảng 20 - 30% đối với các loại cây trồng chủ yếu như lương thực, rau, hoa quả.
Những năm gần đây, nhiều tổ chức khoa học, chuyên gia về nông nghiệp, bảo vệ thực vật, sinh thái đã đưa ra những ý kiến và nghiên cứu của mình và báo động việc người dân lạm dụng sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp.
Người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp không có kiểm soát.
Trong đó, Theo Gifap đã thống kê việc sử dụng thuốc BVTV ở thế giới hơn nửa thế kỷ luôn luôn tăng, đặc biệt ở những thập kỷ 70 - 80 - 90. Ngoài ra, giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và năm 2010 khoảng 30 tỷ USD, trong 10 năm gần đây ở 6 nước châu Á trồng lúa, nông dân sử dụng thuốc BVTV tăng 200 - 300% mà năng suất không tăng.
Tại Việt Nam, theo số liệu của cục BVTV trong giai đoạn 1981 - 1986 số lượng thuốc sử dụng là 6,5 - 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20 - 30 ngàn tấn trong giai đoạn 1991 - 2000 và từ 36 - 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001 - 2010.
Lượng hoạt chất tính theo đầu diện tích canh tác (kg/ha) cũng tăng từ 0,3kg (1981 - 1986) lên 1,24 - 2,54kg (2001 - 2010). Giá trị nhập khẩu thuốc BVTV cũng tăng nhanh, năm 2008 là 472 triệu USD, năm 2010 là 537 triệu USD.
Số loại thuốc đăng ký sử dụng cũng tăng nhanh, trước năm 2000 số hoạt chất là 77, tên thương phẩm là 96, năm 2000 là 197, và 722, đến năm 2011 lên 1202 và 3108. Như vậy trong vòng 10 năm gần đây (2000 - 2011) số lượng thuốc BVTV sử dụng tăng 2,5 lần, số loại thuốc nhập khẩu tăng khoảng 3,5 lần.
Trong năm 2010, lượng thuốc BVTV Việt Nam sử dụng bằng 40% mức sử dụng trung bình của 4 nước lớn dùng nhiều thuốc BVTV trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật, Brazin) trong khi GDP của nước ta chỉ bằng 3,3%GDP trung bình của họ. Số lượng hoạt chất đăng ký sử dụng ở Việt Nam hiện nay xấp xỉ 1000 loại trong khi của các nước trong khu vực từ 400 - 600 loại, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malasia 400 - 600 loại. Sử dụng thuốc BVTV bình quân đầu người ở Trung Quốc là 1,2 kg, ở Việt Nam là 0.95 kg (2010).
Bên cạch đó, nông sản Việt Nam vẫn còn gặp nhiều thách thức khi vươn ra thị trường quốc tế hiện vẫn là năng lực chế biến chuyên sâu, chưa phát triển được mạnh về thương hiệu, vấn đề về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ hiện đang là một trong những trở ngại lớn với uy tín hàng hóa, chất lượng sản phẩm nông sản.
Phần lớn, người nông dân có thói quen sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm, lạm dụng thuốc, không tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" và hướng dẫn trên bao bì; không trang bị bảo hộ lao động khi dùng thuốc; vỏ bao bì thuốc còn vứt bừa bãi tại nương rẫy… đã gây nhiều vụ ngộ độc xảy ra do thuốc BVTV (đặc biệt là thuốc trừ cỏ), gây nguy hại đến sức khỏe không những cho người sản xuất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trước những vấn đề trên, nhằm hỗ trợ cho các vùng sản xuất cây ăn quả có giá trị xuất khẩu nâng cao năng lực trong quản lý, sử dụng thuốc BVTV hướng đến xây dựng vùng sản xuất an toàn, tổ chức Croplife Việt Nam đã phối hợp với Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) triển khai Chương trình Sử dụng thuốc BVTV an toàn, trách nhiệm, hiệu quả tại một số huyện của tỉnh Sơn La.
Chương trình Sử dụng thuốc BVTV an toàn, trách nhiệm, hiệu quả tại một số huyện của tỉnh Sơn La.
Chương trình được triển khai nhằm mục đích nâng cao ý thức việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và có trách nhiệm đối với người sử dụng thuốc và người tiêu dùng; phát triển mô hình quản lý sản phẩm tại cấp độ người sử dụng/ngườitrồng trọt; nâng cao nhận thức và thay đổi tập quán của người trồng trong việc sử dụng thuốc BVTV.
Các hoạt động của dự án nằm trong vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu đã góp phần nâng cao chất lượng, tính an toàn về dư lượng thuốc BVTV cho sản phẩm quả, tạo được uy tín trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu của tỉnh.
Hoạt động của dự án có tính ứng dụng cao, thực tế, hiệu quả, cần thiết đối với nông dân; đặc biệt là chú trọng đào tạo, tập huấn cho nông dân sử dụng thuốc BVTV đúng, an toàn và có trách nhiệm. Cung cấp giải pháp hữu hiệu và bền vững nhất để giải quyết tình trạng lạm dụng thuốc BVTV, sử dụng thuốc BVTV không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng…
Việc triển khai dự án có sự tham gia của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân đã tạo được sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đối với công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả.
Bình Nguyên
THSP

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng
DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha
DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...