Câu chuyện cuối năm: Con đường gập ghềnh đến nông nghiệp bền vững

16:02 | 26/12/2018

DNTH: Thế giới đã đi trước chúng ta mấy chục năm nhưng vẫn chưa hết “sốc”. Liệu người Việt sẽ mất bao lâu để tiến tới nông nghiệp bền vững?

Ông Huỳnh Trọng Quý, giám đốc công ty cổ phần Huỳnh Lâm, một doanh nghiệp kinh doanh phân bón hữu cơ (người đứng nói) trăn trở, bức xúc với thực tế nông nghiệp Việt khó có thể tiến tới mục đích bền vững

Ông Huỳnh Trọng Quý, giám đốc công ty cổ phần Huỳnh Lâm, một doanh nghiệp kinh doanh phân bón hữu cơ (người đứng nói) trăn trở, bức xúc với thực tế nông nghiệp Việt khó có thể tiến tới mục đích bền vững

Chấp nhận và hy sinh

Tại cuộc tọa đàm “Con đường đến nông nghiệp bền vững” trong chiều cuối năm 25/12/2018 (TP.HCM), đã nổ ra những tranh cãi gay gắt. Vẫn còn rất nhiều người tự đặt ra câu hỏi tại sao lại phải quan tâm đến nông nghiệp khi mà cả đời họ sống ở thành phố, chẳng bao giờ bước chân xuống ruộng? Đa phần người Việt vẫn chưa định hình được thế nào là nông nghiệp tự nhiên? Làm thế nào để canh tác bền vững? Hơn thế nữa, liệu có thể tiến tới cái đích bền vững được hay không?

Thạc sĩ Nguyễn Tường Miên cho biết: “Tôi bỏ Sài Gòn lên Đà Lạt làm nông nghiệp tự nhiên không phải vì stress với đời sống thành phố. Sự thực là làm nông nghiệp tự nhiên như tôi mới là stress, đầy áp lực. Cây cối phải thích nghi với nguồn nước và khí hậu. Rủi ro rất cao. Nhiều khi chỉ một trận mưa đá là mất sạch cả vườn, lại tay trắng làm lại từ đầu. Mà sương muối với mưa đá của Đà Lạt là chuyện cực bình thường”.

Thế nhưng, đã quyết dấn thân với nông nghiệp bền vững, Nguyễn Tường Miên bỏ ra hơn chục năm trời để cải tạo đất, chỉ trồng cỏ để cố định đạm và tạo thành phân bón tại chỗ, cộng với sử dụng lựa chọn một số loại phân hữu cơ và phân vi sinh, không dùng phân hóa học.

Câu chuyện cuối năm: Con đường gập ghềnh đến nông nghiệp bền vững - ảnh 1
 Nguyễn Tường Miên (người mang khăn rằn) cùng các cộng sự quyết cải tạo đất 

“Không ai muốn có mưa đá và cũng không thể biết trước khi nào có mưa đá nhưng buộc phải thuận theo tự nhiên. Hãy chấp nhận thiệt thòi bởi vì nhà kính dù tốt trước mắt nhưng về lâu dài thì cây vẫn không được sống hòa nhập với thiên nhiên một cách thực sự” – Tường Miên nói.

Chấp nhận rủi ro, hy sinh, không màng đến lợi nhuận, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ về tài chính, cá biệt có những người đã tán gia bại sản, lâm vào đường cùng, phải bán thận để trả nợ cho việc theo đuổi niềm đam mê làm nông nghiệp tự nhiên. Đó có phải là cái giá quá đắt cho những kẻ “đánh cối xay gió”?

Câu chuyện cuối năm: Con đường gập ghềnh đến nông nghiệp bền vững - ảnh 2
Tùng Hạ Farm của Nguyễn Tường Miên mất hơn 10 năm để cải tạo đất và đã thành công với vụ mùa hoa Lavender và cây gia vị để chiết xuất tinh dầu 

Yếu tố tiên quyết nào có thể dẫn tới nông nghiệp bền vững? Điều đầu tiên mà những người theo đuổi nông nghiệp tự nhiên nhắc tới chính là yếu tố con người. “Hãy đến gặp nông dân và hãy học tập họ. Hành trình cải tạo đất để có thể làm nông nghiệp tự nhiên phải rất kiên nhẫn, một vài năm không có kết quả được, phải mất cả chục năm trời” – Nguyễn Tường Miên nói.

“Quan sát từ chợ Bình Điền (TP.HCM) sáng nào cũng có cả tấn rau xấu trả về không bán được. Đó chính là rau hữu cơ, nhưng người tiêu dùng Việt đã hiểu gì về khái niệm hữu cơ đâu. Huống gì mong đạt đến mục tiêu xa vời là làm nông nghiệp bền vững. Nhu cầu của người dùng mỗi lúc một tăng cao, rau hữu cơ sản lượng quá thấp, không thể đáp ứng nhu cầu thì làm sao mà bền vững được?” – Ông Huỳnh Trọng Quý, giám đốc công ty cổ phần Huỳnh Lâm, một doanh nghiệp kinh doanh phân bón hữu cơ trăn trở.

Liệu có thể bền vững?

Thế giới trước đây một tỷ người, giờ bảy tỷ, nên nhu cầu của người dùng là rất khác nhau. Khó có thể ngồi hoài cổ mơ mộng quay trở lại “thời xa vắng”, khi người nông dân chưa bị những khắc nghiệt của thị trường o ép đến buộc phải sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu để tăng năng suất; rau chưa đủ thời gian cách ly cũng thản nhiên đưa ra thị trường. “Nông dân Việt hiện tại làm ra cả tấn lúa không mua nổi một chiếc điện thoại thông minh” -  ông Huỳnh Trọng Quý than thở.

Câu chuyện cuối năm: Con đường gập ghềnh đến nông nghiệp bền vững - ảnh 3
 Thạc sĩ thực hành làm nông tự nhiên Nguyễn Tường Miên trong vòng vây của "người hâm mộ" đến để tìm hiểu về nông nghiệp bền vững 

Sau thời gian du học và tham khảo thị trường Châu Âu, Mỹ, thạc sĩ Nguyễn Tường Miên khẳng định: “Ngay cả người Mỹ cũng sốc văn hóa vì thực phẩm hữu cơ giá “trên trời”, họ cũng phải lựa chọn sử dụng những thứ giá rẻ, và đa phần người dân cũng không ngó ngàng sản phẩm đang dán mã số gì”.

“Các tập đoàn quốc gia và đa quốc gia như Vin Eco, Metro… suy cho cùng cũng chỉ làm thương mại, họ không phải người sản xuất chính, cũng không phải người tiêu dùng. Họ là những trung gian nắm được nhu cầu của người dùng và phối hợp được với các đối tác sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của người dùng. Mà nói như vậy nghĩa là bình thường lỗi của chúng ta sản xuất ra những sản phẩm chất lượng chưa cao” – Ông Huỳnh Trọng Quý phân tích.   

Phản đối lại quan điểm của ông Huỳnh Trọng Quý, thạc sĩ Nguyễn Tường Miên đưa ví dụ: “ Công ty CP VinaMit chẳng hạn, cũng là một doanh nghiệp nhưng họ đã thành công trong việc theo đuổi nông nghiệp tự nhiên bền vững, chỉ sản xuất sản phẩm từ nguồn thực phẩm hữu cơ từ trang trại của chính họ, có thể kiểm soát từ khâu đầu đến khâu cuối. Vấn đề quan trọng và quyết định vẫn là do yếu tố con người. Các tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính  mạnh mẽ, nếu họ ý thức được thế mạnh của mình và vai trò, sứ mạng, họ có thể làm cả xã hội thay đổi”.

Câu chuyện cuối năm: Con đường gập ghềnh đến nông nghiệp bền vững - ảnh 4

 Thạc sĩ làm nông tươi rói trong khu vườn trên đất Đà Lạt 

“Những người theo đuổi niềm đam mê nông nghiệp bền vững có ý chí và mục đích lớn của cuộc đời họ, đó là giúp cho xã hội thay đổi, quay trở về với tự nhiên. Hãy tôn trọng và lan tỏa tinh thần sống tốt đẹp này” – Ông Trần Nguyên Chí, công ty TNHH MTV Nông sản bền vững Sinh Lộc nói.  

“Quý 1/2019 tới, sẽ thành lập Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ, còn Hiệp hội Thực phẩm minh bạch đã thành lập và đi vào hoạt động mạnh mẽ từ hai năm nay. Chúng tôi tin rằng trước hết ý thức về nông nghiệp bền vững hãy lan tỏa từ các doanh nghiệp đến người nông dân, sau đó là đến người tiêu dùng, cho dù bằng những hành động nhỏ, lâu dần sẽ tạo ra tác động và thay đổi lớn. Nếu người tiêu dùng ý thức rõ về hành vi, hoàn toàn có thể khiến tương lai tốt đẹp hơn” – Bà Cao Kim Khánh, công ty phân bón hữu cơ Proci, chủ dự án làm nông thuận tự nhiên “Vườn xanh” tin tưởng giãi bày mong muốn gìn giữ những giá trị tốt đẹp, tái thiết giá trị đạo đức, nhân văn trong xã hội, khơi dậy ý thức cộng đồng, đầu tiên là ý thức sống tử tế và canh tác nông nghiệp tử tế.

Theo Vietttimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhà vườn tất bật chăm sóc hoa màu phục vụ Tết

DNTH: Chỉ còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Như thường lệ, thời điểm này, các nhà vườn tỉnh Vĩnh Long đang tất bật các công đoạn chăm sóc hoa màu để phục vụ nhu cầu thị trường ngày Tết. Nhiều nhà...

2.300ha lúa nhiễm bệnh do thời tiết bất lợi

DNTH: Vĩnh Long Thời tiết lạnh về đêm và sương mù sáng sớm, tạo điều cho sâu bệnh và thiên địch gây hại phát triển tấn công 2.300ha lúa đông xuân, tăng 46ha so với tuần trước.

Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025

DNTH: Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá về đích thực hiện Kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngành tập trung chuyển đổi mạnh tư duy từ...

Tiếng chổi làng nghề dệt mùa xuân mới

DNTH: Khi những rộn ràng của Tết vang vọng về, những làng nghề chổi tre và chổi chít tại xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vẫn miệt mài giữ nhịp sống riêng. Tiếng chổi khẽ quét trên nền đất, tiếng gõ nhịp của những bàn tay...

Một huyện của Tiền Giang đã thả 500.000 con ong ký sinh chỉ để tìm diệt một loài động vật quái ác hại dừa

DNTH: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) tích cực duy trì việc nhân nuôi ong ký sinh kiểm soát sâu đầu đen tại huyện. Đến nay, đơn vị đã phóng thích được hơn 500.000 con ong ký sinh ra các vườn dừa ngăn...

Hơn 1.000ha lúa vừa gieo sạ bị ngập úng do mưa lũ

DNTH: Quảng Ngãi Diễn biến mưa lớn dài khiến nước lũ dâng cao, gây ngập gần 60 nhà dân và ngập úng hơn 1.200ha lúa đã gieo sạ tại thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi).

XEM THÊM TIN