Cây ăn trái bị hư hại nặng do hạn mặn
10:52 | 24/05/2020
DNTH: Tỉnh Tiền Giang có khoảng 80.000 hecta trồng cây ăn trái, với nhiều chủng loại đặc sản, như: Vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Ngũ Hiệp, thanh long Chợ Gạo… Ảnh hưởng hạn mặn làm thiếu nguồn nước, gây thiệt hại nặng nề vườn cây ăn trái.
Xâm nhập mặn năm 2019-2020 diễn biến phức tạp, độ mặn trên các sông tăng cao đột biến, sớm hơn so với cùng kỳ năm 2015-2016 khoảng 30-45 ngày. Mặn lấn sâu vào nội đồng tỉnh Tiền Giang từ 3 hướng theo cửa sông Tiền, sông Hàm Luông (tỉnh Bến Tre) lấn sang, từ sông Vàm Cỏ và luôn ở mức cao.
Độ mặn cao nhất vượt qua mức lịch sử năm 2016. Nồng độ mặn cao hơn, lấn sâu và duy trì lâu hơn cùng kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất vụ lúa Đông Xuân vùng ngọt hóa Gò Công (các huyện, thị phía Đông) và vườn cây ăn trái các huyện phía Tây, tỉnh Tiền Giang. Hai nhà máy nước Bình Đức và Đồng Tâm, cung cấp nước ngọt cho người dân cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Tỉnh Tiền Giang phải tổ chức chở nước ngọt từ cầu Mỹ Thuận, bổ cấp cho hai nhà máy nước, đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Người dân nỗ lực bơm nước để cứu cây trồng.
Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và cây ăn trái do hạn mặn xâm nhập cao hơn so với năm 2016. Hơn 8.500 hecta lúa Đông Xuân và 810 hecta diện tích hoa màu các loại bị ảnh hưởng. Nước mặn từ sông Hàm Luông đổ qua sông Tiền ảnh hưởng đến các vườn cây ăn trái sớm hơn hai tháng và độ mặn cao hơn 5,2g/l. Nước mặn rò rỉ vào kênh nội đồng, rễ cây tiếp cận nguồn nước nhiễm mặn làm cây chết hoặc giảm năng suất.
Gia đình ông Võ Văn Hiệp ngụ xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, trồng 9 công (1.000m2/công) sầu riêng. Do độ mặn cao nên không thể lấy nước tưới, ông Hiệp mua bạt trải dưới mương trữ nước và thuê sà lan chở nước về tưới, cứu vườn sầu riêng. Nhiều gia đình dự trữ nước dưới mương, thực hiện giải pháp giữ ẩm cho đất nhưng vẫn không trụ nổi với hạn mặn vượt mức lịch sử.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, hạn mặn khiến nhiều diện tích trồng cây ăn trái ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là sầu riêng. Tại các xã Đông Hòa Hiệp, Hòa Khánh, An Cư và thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, diện tích vườn cây ăn trái ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo ông Đặng Văn Bảy, ngụ xã Hòa Khánh, gia đình có 4 công sầu riêng 7 năm tuổi. Hạn mặn khiến vườn cây rụng lá, khô nhánh, cây chết… Để bảo vệ vườn cây ăn trái, tỉnh Tiền Giang vận chuyển 815.000m3 nước ngọt, phân phối cho 26.154 hộ dân phục vụ tưới các vườn cây ăn trái, trong đó 38.343ha ảnh hưởng trực tiếp.
Hạn mặn năm 2020 cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của 800.000 dân huyện Châu Thành, TP Mỹ Tho và các huyện phía Đông. Tỉnh Tiền Giang đã chi 41 tỷ đồng, sử dụng sà lan vận chuyển nước từ Mỹ Thuận về bổ cấp cho các nhà máy nước, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt.
Theo Như Anh/Công an Nhân dân
Cùng chuyên mục
- Tags:
- thanh long Chợ Gạo /
- sầu riêng Ngũ Hiệp /
- xoài cát Hòa Lộc /
- Vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim /
- hạn mặn /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững
DNTH: Kết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp...
Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang
Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển...
Mưa trái mùa, người dân lo mất Tết
DNTH: Mưa trái mùa kéo dài khiến cho người dân chuẩn bị sản vật phục vụ Tết lo lắng. Họ hi vọng những ngày tới, trời nắng sẽ làm lại từ đầu.
Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày
DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.
Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi
DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...
Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?
DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...