Cây Mạy Khao Lam và hành trình gây rừng từ những mầm xanh nhỏ

18:39 | 16/06/2022

DNTH: Khi nghe tới tên Mạy Khao Lam lần đầu, nhiều người không khỏi đứng hình vài giây để rồi đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Là một giống tre bản địa, Mạy Khao Lam đang từng ngày được nhân rộng, từng bước phủ xanh những vạt rừng lớn ở Tây Bắc từ sự nỗ lực của những con người tâm huyết.

Hành trình ươm mầm xanh nơi núi rừng Tây Bắc

Mạy Khao Lam là một giống tre, gốc là cây bản địa của vùng Tây Bắc Việt Nam, có sức sống vô cùng mãnh liệt. Cũng vì yếu tố này, Mạy Khao Lam đang được dự án Thanh Âm Xanh lựa chọn với mục đích phủ xanh cho những vùng đất cằn nơi vùng địa đầu Tổ quốc.

Thanh Âm Xanh là dự án cộng đồng, sử dụng chất liệu âm nhạc nghệ thuật để nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời kết nối mọi người cùng nhau chung tay hành động để bảo vệ môi trường, phủ xanh Việt Nam. Chiến dịch “Vì 1 triệu cây Tre Việt" là chiến dịch được khởi xướng bởi dự án vào đầu năm 2021 với mục tiêu làm giàu rừng với cây tre, đồng thời mang lại sinh kế bền vững cho bà con với cây tre bản địa. Dự án đã và đang thực hiện nhiều hoạt động âm nhạc, kết nối, nổi bật có chương trình Thanh Âm Mù Cang Chải tại Mù Cang Chải, xây dựng mô hình công viên tre đầu tiên tại Dế Xu Phình và xây dựng các vườn ươm với cây Vầu cũng tại địa phương này.

7. Những cây tre đầu tiên được trồng trong buổi phát động năm ngoái
Những cây Mạy Khao Lam đầu tiên được dự án Thanh Âm Xanh phát động đang từng bước bám rễ sâu vào đất, tạo nên những vạt rừng xanh mát ở Púng Luông.

Dù là gốc Tây Bắc, nhưng các cây giống được trồng trong Rừng Tre Sinh Kế của Thanh Âm Xanh lại được chuyển từ Bình Dương ra Mù Cang Chải để trồng tại xã Púng Luông. Những cây Mạy Khao Lam xanh tốt, mỗi cây cao từ 70cm-100cm, phát triển khỏe mạnh và được chăm sóc cẩn thận mỗi ngày sẽ được chuẩn bị một cách kỹ càng trước khi được đưa về rừng với mẹ thiên nhiên.

Theo đó, mỗi cây Mạy Khao Lam đều được ươm trực tiếp từ hạt thay vì hom cành hoặc gốc lam. Điều này sẽ đảm bảo tính sinh trưởng bền vững của cây lam trong tương lai. Bởi, khi ươm từ hạt, mỗi cây lam khi trưởng thành đều là cây mẹ và sinh ra các măng non. Tuổi thọ trung bình của một cây lam mẹ lên đến 60 năm. Chỉ sau 4 năm ươm trồng, cây lam có thể thu hoạch được, trở thành nguồn sinh kế bền vững, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho bà con mỗi năm.

1. Cây tre Mạy Khao Lam - 1 giống tre bản địa của Tây Bắc
Mạy Khao Lam là một giống tre bản địa của Tây Bắc, có sức sống vô cùng mãnh liệt.

Cây Mạy Khao Lam được đánh giá là loài cây ứng dụng cao trong cuộc sống cũng như mang lại nhiều giá trị kinh tế. Ống lam có mùi thơm rất đặc trưng, nhẹ nhàng, thanh mát - đây là điểm tạo nên hương vị tuyệt hảo của cơm lam và trà ống lam. Gỗ lam cũng được ứng dụng để sản xuất ra các đồ dùng vừa thân thiện với môi trường lại mang tính thẩm mỹ cao. Ngoài thân, búp măng và lá lam cũng là những thực phẩm, nguyên liệu được sử dụng nhiều trong ẩm thực và các bài thuốc đông y.

Rừng tre sinh kế đầu tiên với cây Mạy Khao Lam

Dự án “Thanh Âm Xanh” với chiến dịch “Vì một triệu cây Tre Việt” kết nối, hợp tác của TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh - giảng viên Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM, người đã được Liên Hợp quốc trao Giải thưởng Xích đạo 2010 và chương trình Con đường tre của Làng tre Phú An để thực hiện mô hình Rừng Tre Sinh Kế đầu tiên tại Mù Cang Chải. Rừng tre sinh kế với cây Mạy Khao Lam được kỳ vọng sẽ là mang lại công việc ổn định và nguồn thu nhập tốt cho bà con, đồng thời đóng góp vào an sinh xã hội, làm giàu rừng và nâng cao chất lượng rừng đầu nguồn tại đây.

13. Nhóm dự án họp cùng bà con trên bản
Dự án “Thanh Âm Xanh” với chiến dịch “Vì một triệu cây Tre Việt” đang tạo nên kế sinh nhai cho nhiều bà con dân tộc tại Mù Cang Chải - Yên Bái.

Thanh Âm Xanh là dự án cộng đồng, sử dụng chất liệu âm nhạc nghệ thuật để nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời kết nối mọi người cùng nhau chung tay hành động để bảo vệ môi trường, phủ xanh Việt Nam. Chiến dịch “Vì 1 triệu cây Tre Việt" là chiến dịch được khởi xướng bởi dự án vào đầu năm 2021 với mục tiêu làm giàu rừng với cây tre, đồng thời mang lại sinh kế bền vững cho bà con với cây tre bản địa. Dự án đã và đang thực hiện nhiều hoạt động âm nhạc, kết nối, nổi bật có chương trình Thanh Âm Mù Cang Chải tại Mù Cang Chải, xây dựng mô hình công viên tre đầu tiên tại Dế Xu Phình và xây dựng các vườn ươm với cây Vầu cũng tại địa phương này.

9. Chị Nguyễn Diệu Linh cùng bà con kiểm tra thân ngầm trước khi trồng
Các chuyên gia của dự án cùng bà con kiểm tra thân ngầm trước khi trồng.

Bắt đầu từ tháng 5/2022, dự án Thanh Âm Xanh - trồng bổ sung 10.000 cây Mạy Khao Lam cho rừng. Và mục tiêu cả 2022 này, con số cây tre sẽ trồng được là khoảng 62.000 cây, trên diện tích 136,81ha, hỗ trợ sinh kế trực tiếp cho khoảng 200 hộ dân tại Mù Cang Chải, Yên Bái, đồng thời trực tiếp đóng góp vào việc cải thiện chất lượng rừng đầu nguồn, làm giàu hệ sinh thái rừng.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN