CHA TÔI LÀ THỢ MỘC
08:59 | 28/03/2019
DNTH: Hồi đó, Cha làm mộc dưới lán tạm nên nắng rọi lên lưng Cha làm mồ hôi đổ ra lấm tấm. Có lần tôi vuốt mồ hôi trên lưng Cha, liếm nghe mặn chát, lại có lẫn nhiều hạt mụn cưa. Tôi chẳng thấy vui vì mồ hôi chẳng ngon gì cả. Con nít thứ gì cũng thử bằng miệng, thích bằng mắt. Hóa ra những “viên kim cương” tôi thích nhìn lại chẳng khiến tôi mê gì cả.
Cha tôi là thợ mộc trước lúc tôi sinh ra, khi tôi lớn lên và đến bây giờ khi tôi đang trưởng thành. Nghề mộc này có từ thời cụ nội, sau đó cụ mất được ông Nội kế thừa, cho đến nay Cha tôi và các cô chú tiếp tục theo đuổi. Cái nghề tâm huyết vất vả cả một cuộc đời, nặng nhọc, bụi bặm, vậy mà mấy chục năm qua Cha tôi vẫn gắn bó với nghề này. Tôi lớn lên trong mùi gỗ, mùi bào cưa, những mảnh gỗ và cái đinh, cái búa. Hình ảnh quen thuộc, in sâu nhất trong trí nhớ tôi từ thuở bé chính là dáng người mập mập, thấp thấp của Cha đang còng lưng bào gỗ, hay đục các hoa văn thủ công.
Khi tôi đi học xa nhà, xa mùi mùn cưa quen thuộc. Quà gửi lên trường xa cho tôi là cái giá để sách và tủ đựng đồ mỹ phẩm do Cha đóng. Tôi ước khi tôi lấy chồng, quà cho tôi là bộ giường cưới đầy tình thương yêu của Cha. Tôi có những ký ức về mỗi sớm mai được đánh thức bằng tiếng đục đẽo, cưa bào. Mùa miền Trung nắng nhiều hơn mưa nhất là ở Hà Tĩnh quê tôi, ngoài mấy tháng mùa đông xám xịt, lúc nào cả vùng quê cũng được mặt trời hào phóng ban tặng chiều đãi những mảng nắng dày vàng ươm. Mặt trời miền Trung dậy sớm lắm, có lẽ chỉ dậy sau Cha tôi chút xíu thôi. Khi tiếng lộc cộc đục đẽo trên gỗ vang lên, mặt trời bị đánh thức, rồi một lúc lâu sau tôi mới được Mẹ đánh thức. Tôi sẽ đứng ngay bên thềm giếng, ở đó có một bể nước lớn, Cha dậy sớm múc nước đổ đầy từ lâu. Từ thềm giếng nhìn vào xưởng mộc của Cha, tôi chỉ thấy được Cha từ phía sau. Hồi đó, Cha làm mộc dưới lán tạm nên nắng rọi lên lưng Cha làm mồ hôi đổ ra lấm tấm. Có lần tôi vuốt mồ hôi trên lưng Cha, liếm nghe mặn chát, lại có lẫn nhiều hạt mụn cưa. Tôi chẳng thấy vui vì mồ hôi chẳng ngon gì cả. Con nít thứ gì cũng thử bằng miệng, thích bằng mắt. Hóa ra những “viên kim cương” tôi thích nhìn lại chẳng khiến tôi mê gì cả. Tôi hay thấy lưng Cha cong gò xuống tấm ván Cha đang bào nhẵn. Khi Cha tôi làm việc, Cha hay để dụng cụ xung quanh. Dụng cụ làm mộc thì vừa nặng vừa bén ngọt nên Cha gán mác “nguy hiểm cấm sờ”. Thường lúc đó tôi bị cấm bén mảng tới gần Cha, vì Cha Mẹ sợ tôi nhảy nhót một hồi lại giẫm phải đinh, phải đục. Mỗi khi Cha bào gỗ, những thớ gỗ bị dát mỏng cứ cuộn lên vòng vòng rất đẹp. Trông chúng vừa giống sóng vừa giống mái tóc của minh tinh điện ảnh tóc vàng. Tôi mê những thớ “tóc” đó nên cứ chực có thớ nào dài dài là nhặt lấy phủ lên đầu giả làm tóc xoăn. Nhiều lúc tôi thấy Cha cố gắng giữ cho thớ gỗ bào thật dài để cho tôi chơi. Y như rằng cả ngày tôi vui vì mái tóc độc lạ nhất trần đời. Có lẽ tôi thích tóc xoăn từ những thớ gỗ cong tít Cha bào năm năm tháng tháng. Cha tôi đóng đủ thứ đồ cho khách. Cha đóng tủ, đóng giường, đóng bàn ghế, đóng cửa sổ cửa chính và còn đóng được cả cầu thang cho ngôi nhà của chúng tôi. Tôi thích được Cha nhờ khiêng giúp cái này qua chỗ này, cái kia qua chỗ khác. Nói là nhờ Mẹ, nhưng nguyên đám người lớn con nít trong nhà xúm lại khiêng cái bàn cái tủ nhẹ boong. Sau này Tôi nhận ra, bàn tủ gỗ lim thì đâu có nhẹ, chỉ là Cha Mẹ lấy sức để khiêng rồi, bọn con nít chúng tôi chỉ chạm vào “khiêng ké” nên chẳng còn thấy nặng nữa. Hóa ra nhờ Cha Mẹ, cuộc sống của chúng tôi được nhẹ nhàng. Mỗi khi thấy khách hàng hài lòng với món đồ Cha làm, tim tôi cũng tràn ngập niềm vui. Tôi vui vì tôi có Cha rất đảm! Thời gian 10 năm trở lại đây có công đoạn mộc Cha chuyển và khoán cho các công nhân sản xuất tại nhà. Được ưu thế công nhân làm tại nhà nên tiện thời gian, họ có thể làm bất cứ thời gian nào phù hợp, lương thưởng trả theo các sản phẩm hoàn thành, càng giảm được chi phí xưởng lán càng có thể tập trung nâng cấp các cửa hàng trưng bày sao cho đẹp hơn. Không mất nhiều thời gian giám sát hiệu quả của công nhân nên có thể giành nhiều thời gian tại cửa hàng quyết sách. Tôi nhớ 1 hợp đồng nội thất toàn bộ bằng gỗ Mun Hoa giường, kệ TV, bàn trang điểm của cô chú Việt Nga ở Kỳ Anh vào tháng 11 trước tết. Thời điểm cuối năm gỗ Mun Hoa đang rất hiếm để làm bàn ghế và giường lại càng cần nhiều khối gỗ kích thước lớn trong kho gỗ không đủ nên Cha tôi kỳ công và cần mẫn phải ra các làng gỗ Đồng Kỵ, Thạch Thất, Đông Giao để tìm kiếm mua lại gỗ . Hôm về cứ ngỡ có khách "xộp" tới nhà, hóa ra là cách ngụy trang của các lái buôn gỗ Mun. Nếu ngang nhiên chở gỗ hiếm kích thước lớn thì không thể lọt được qua cửa khẩu, rồi còn đánh thuế cao nên các chú toàn ngụy trang vận chuyển bằng xe ô tô 7 chỗ để giấu gỗ dưới ghế ngồi. Giá gỗ Mun được tính ra hàng tạ, hàng tấn phải 2 người đàn ông rất khỏe khiêng từng tấm gỗ một đưa lên cân rồi cộng vào. Có lần tôi hỏi Cha "Mua gỗ cân, rứa khi xẻ ra củi, rồi mài nhẵn ra mùn cưa, củi và mùn cưa có bán được hơn các gỗ khác không Cha?". Cha gõ nhẹ vào đầu tôi rồi nói giọng thật hiền: “Nếu mùn cưa bán theo giá gỗ mun thì bà con nào dám mua củi mun về đun nước hả con?”. Trước đây thì Mun đắt hơn Trắc, vì Trung Quốc tìm mua ráo riết gỗ Trắc giá thị trường cao chênh 5- 10 lần tùy kích cỡ, thấy bán gỗ thô có lãi nên ai có gỗ cũng đều bán hết. Cũng lạ, gỗ nhỏ như củi cũng mua hết, chứ đồ gia công họ không mua! 1 cây gỗ biết bao lần trăm tuổi, huống hồ khai thác đến kiệt không kịp trồng. Bây giờ Trắc với Huê đỏ cực kỳ hiếm mấy ai có đủ gỗ để đóng 1 bộ bàn ghế. Mun Hoa nặng tương đương gỗ trắc, có độ cứng cao và đặc biệt giòn như than đá nên hay phải mài lại đục và lưỡi cưa. Chính những đặc tính này mà người thợ mộc phải rất cẩn thận và khá vất vả đương nhiên công thợ được tính cao hơn hẳn so với các loại gỗ khác như Lim, Gụ, Đinh Hương, Cẩm, Dỗi. Dù là gỗ mun gì đi nữa thì được chế tác một sản phẩm gỗ mun cũng là niềm vui sướng của thợ nghề vì không những công thợ cao mà còn được tự tay chạm lộng tạo ra các loại hoa văn họa tiết sinh động trên một loại gỗ quý hiếm và có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao. Xếp thứ hạng bàn ghế Mun đang đứng hạng đầu. Khi ký hợp đồng đến khi bắt tay vào công đoạn mua và chọn gỗ, gom nhặt từng phiến gỗ nên giá gỗ thường tăng không ngờ đến trong hợp đồng. Nhưng với Đồ Gỗ QUỐC THANH chữ TÍN luôn được đặt lên hàng đầu, để đảm bảo thời gian và chất lượng cho khách thì dù giảm lợi nhuận xuống cũng chấp nhận. Trong nhiều giấc mơ, có những giấc mơ đáng sợ. Trong cuộc sống, có những quãng thời gian khó khăn. Những lúc tôi cần ai đó để tựa vịn vào, Tôi nghĩ tới Cha tôi - người luôn tâm huyết với nghề luôn lấy chữ TÍN làm kim chỉ nam. Thấy ác mộng, tôi mong Cha ở ngay gần giấc mơ tôi để tôi nhìn thẳng vào cơn ác mộng mà yên giấc. Tổn thương trong lòng nếu có, tôi có Cha- một tấm gương đầy nỗ lực, ý chí kiên cường luôn tạo động lực cho tôi có thêm niềm tin, có Mẹ Tôi ru dịu cái đau. Cha dặn, con người là mạnh mẽ, phải mạnh mẽ. Cuộc sống dẫu gồ ghề, chông chênh, mình cũng phải mạnh tay để “bào phẳng”.
Tôi thích câu “đi để trở về” mà nhiều bạn trẻ bây giờ đang truyền tai nhau. Đúng, chúng ta thích đi rất nhiều nơi, thích phiêu du cùng bạn bè đây đó, nhưng nhà là nơi để chúng ta trở về. Con chúc Cha và Mẹ luôn khỏe mạnh để bức tranh của con thở những hơi thở mạnh mẽ, tươi sáng… Con gái Cha không mạnh mẽ như nó thể hiện đâu, lúc nào con cũng thương Cha và Mẹ thật nhiều!
(Theo Tạp chí Doanh nhân Tiêu biểu Hồng Lam, Bài và ảnh Phan Mỹ Hoa)
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Bài và ảnh Phan Mỹ Hoa /
- Doanh nhân Tiêu biểu Hồng Lam /
- THỢ MỘC /
- CHA TÔI /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững
DNTH: Kết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp...
Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang
Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển...
Mưa trái mùa, người dân lo mất Tết
DNTH: Mưa trái mùa kéo dài khiến cho người dân chuẩn bị sản vật phục vụ Tết lo lắng. Họ hi vọng những ngày tới, trời nắng sẽ làm lại từ đầu.
Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày
DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.
Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi
DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...
Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?
DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...