Chanh rừng trên đỉnh Mẫu Sơn

09:55 | 25/07/2019

DNTH: Bà con dân tộc Dao ở xã Công Sơn, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) bước vào vụ thu hoạch chanh rừng, cho thu nhập đáng kể.

Với độ cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, núi Mẫu Sơn là địa điểm lý tưởng cho sự sinh trưởng của các loại cây đặc sản, trong đó có chanh rừng. Loài quả này nhỏ hơn chanh thông thường, khi chín vỏ màu vàng, ăn cả vỏ thì ngọt, bùi và thơm, nếu bỏ vỏ ăn lõi thì hơi chua.

Thu hoạch chanh rừng.

Chanh rừng ngâm muối hoặc mật ong có tác dụng chống viêm họng, ho. Cũng do vị thơm nên mỗi gia đình người Dao ở Cao Lộc đều có một lọ chanh rừng ngâm ớt để làm nước chấm. Do có giá trị kinh tế cao, người dân Mẫu Sơn đã ươm trồng chanh rừng, thay vì để mọc tự nhiên như trước kia.

Gia đình ông Dương Dì Mình ở thôn Khuổi Tao, xã Công Sơn cho biết: Gia đình tôi có gần 1.000 cây chanh rừng được trồng từ năm 1997, sau khoảng 5-7 năm thì đơm hoa và đậu quả. Những bông hoa chanh rừng màu trắng, nhỏ xíu nở từ gốc đến ngọn và nở gối vụ thu hoạch.

Thời gian chanh rừng chín rộ vào tháng 7 đến tháng 9 dương lịch. Cây trưởng thành có thể cho thu hoạch khoảng 50-100 kg quả mỗi vụ. Người trồng thường thu hái quả khi còn xanh vỏ đem về bán hoặc ngâm với măng ớt chỉ thiên vì quả xanh sử dụng tốt hơn và được ưa thích hơn những quả đã chín vàng.

Tuy nhiên, việc thu hái chanh rừng không đơn giản vì chiều cao trung bình của cây trưởng thành là 3-5 m. Thân cây thẳng, lá nhỏ, có nhiều gai, cành nhánh nhỏ nên phải lấy thang kê vào gốc cây rồi dùng 2 đoạn tre dài, cứng, chắc chắn đặt lên thang và thân cây rồi trèo lên đó đứng hái. Trong tay luôn sẵn chiếc móc sắt để kéo những cành phía xa lại gần. 

"Nhà tôi thu chanh rừng mang xuống chợ Bản Ngà, chợ Lộc Bình, chợ thành phố Lạng Sơn, cửa khẩu Chi Ma bán, thi thoảng có thương lái đến tận nhà mua. Năm nay chanh rừng sai quả nếu không hái nhanh quả chín vàng rụng hết”.

Chanh rừng có giá cao hơn chanh thường.

Chia sẻ về cách trồng chanh rừng, ông Dương Dì Mình cho biết, chỉ cần lấy hạt chanh về ươm rồi trồng xuống đất, cũng không cần chăm sóc nhiều, cây tự lớn là chính. Mỗi năm người trồng phải phát quang quanh gốc.

Bà Triệu Mùi Say ở thôn Thác Đây, xã Công Sơn có 300 cây chanh rừng, mỗi năm thu hoạch được 700 kg quả, đem lại trên dưới 50 triệu đồng.

Bà Say cho biết: “Giá chanh rừng đầu vụ cao nhất là 70.000 đồng/kg, trung bình là khoảng 40.000-50.000 đồng/kg. Chanh khi ngâm được bán với giá 70.000-80.000 đồng/lọ 1 lít. Nhờ cây chanh rừng mà gia đình tôi có tiền đầu tư vào phát triển kinh tế, lo cho con cái ăn học...”.

Ông Triệu Trần Lừu, Chủ tịch UBND xã Công Sơn cho biết: Hiện toàn xã mới chỉ có gần 5ha chanh rừng. Chính quyền khuyến khích người dân phát triển và mở rộng diện tích trồng, hàng năm đều phân bổ hạt giống xuống các thôn để người dân ươm trồng...

Theo HOÀNG VĂN HƯƠNG/Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN