Chính phủ ban hành Nghị quyết về thuế giá trị gia tăng phân bón

18:08 | 31/10/2020

DNTH: Thủ tướng Chính phủ quyết nghị thông qua hồ sơ trình Quốc hội về Dự án Nghị quyết của Quốc hội về thuế suất giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón theo đề nghị của Bộ Tài chính.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị quyết số 159/NQ-CP về việc thông qua Dự án Nghị quyết của Quốc hội về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón.

Theo đó, xét đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 192/Ttr-BTC ngày 22/10/2020, trên cơ sở kết quả biểu quyết của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết nghị thông qua hồ sơ trình Quốc hội về Dự án Nghị quyết của Quốc hội về thuế suất giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón theo đề nghị của Bộ Tài chính tại Tờ trình số 192. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu báo cáo.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung Dự thảo Nghị quyết vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV theo quy trình một kỳ họp, soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ Tài chính khẩn trương gửi hồ sơ, tài liệu liên quan cho Bộ Tư pháp theo quy định.

2607-dsc-1678-2-1-5993
Chính phủ ban hành Nghị quyết về thuế giá trị gia tăng phân bón

Đồng thời, Thủ tướng giao Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội Dự thảo Nghị quyết để cho ý kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV theo quy trình một kỳ họp, soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định.

Trước đó, trả lời công văn của Bộ Tài chính về việc sửa chương, điều về thuế suất giá trị gia tăng phân bón trong Luật thuế số 71, các Bộ NN&PTNT, Công Thương, Tư pháp, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đều nhất trí theo dự thảo của Bộ Tài chính đưa phân bón từ mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng sang mặt hàng có thuế suất giá trị gia tăng 5%.

Về phía Hiệp hội phân bón Việt Nam, trao đổi với Nhadautu.vn, ông Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cho hay, trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động ảnh hưởng từ chính sách thuế đến triển vọng phát triển của ngành, của đơn vị, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã đề xuất với các bộ, ngành kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội xem xét, thông qua việc điều chỉnh, sửa đổi bổ sung. Theo đó sớm đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế VAT từ 0% đến 5% là điều hết sức cấp thiết đối với các đơn vị trong ngành.

"Sau khi bàn bạc, chúng tôi đồng ý mức đề xuất thuế VAT 5% là phù hợp nhất, bởi với mức này nhà nước có thể thu đủ thuế và công bằng lợi ích cho tất cả các bên", ông Phùng Hà nói.

Việc đưa mặt hàng thuế suất giá trị gia tăng về mức 5% như trước khi Luật số 71 có hiệu lực được các chuyên gia trong Hiệp hội Phân bón Việt Nam đánh giá sẽ là bước ngoặt lịch sử với ngành sản xuất phân bón trong nước, bởi đây chính là nền tảng quan trọng để ngành phân bón phát triển ổn định, bền vững, tạo sự canh tranh công bằng, sòng phẳng với phân bón nhập khẩu cùng loại.

Áp mức thuế suất giá trị gia tăng phân bón 5% cũng được đánh giá là hài hòa nhất lợi ích các bên, đó là doanh nghiệp sản xuất được hoàn hoặc khấu trừ phần thuế giá trị gia tăng đầu vào, từ đó có thêm điều kiện, động lực để đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại, tạo ra các sản phẩm phân bón thế hệ mới, phân bón công nghệ cao.

Đặc biệt, khi áp mức thuế suất giá trị gia tăng 5%, doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước không phải hạch toán phần thuế giá trị gia tăng đầu vào vào giá thành sản phẩm, từ đó có cơ hội hạ giá thành phân bón khi tới bà con nông dân.

Theo NĐT

https://nhadautu.vn/chinh-phu-ban-hanh-nghi-quyet-ve-thue-gia-tri-gia-tang-phan-bon-d44553.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN