Chính quyền giằng co với doanh nghiệp, đất vàng ở đảo du lịch bị bỏ hoang

14:32 | 16/05/2019

DNTH: Cho rằng khoảng 2000m2/5000m2 đã cấp trước đó sai quy hoạch, đất nông nghiệp không được phép xây dựng nên huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu thu hồi lại. Còn doanh nghiệp không đồng ý trả, lý do đất đã được cấp sổ đỏ và đang xây dang dở; việc bị thu hồi gần 1/2 diện tích sẽ làm dự án trở nên nham nhở. Sự việc khiến 5000m2 đất vàng nằm ngay trung tâm huyện đảo Lý Sơn bị bỏ hoang suốt nhiều năm qua, gây lãng phí và thất thoát ngân sách.

Được biết năm 2015, thực hiện chủ trương kêu gọi, vận động ông Trần Lâm Tú, ở TP.Hồ Chí Minh đã làm thủ tục và được cấp thẩm quyền Quảng Ngãi đồng ý, ra quyết định giao gần 5000m2 đất ở ngay trung tâm huyện đảo Lý Sơn, thuộc thôn Đông, xã An Vĩnh để xây dựng DA Phân khu phức hợp Sài Gòn - Lý Sơn. Dự án gồm các hạng mục nhà hàng, khách sạn...với tổng vốn đầu tư dự kiến trên 20 tỷ đồng, thời gian thuê là 49 năm. Đến tháng 8.2016, ông Tú được chính quyền huyện Lý Sơn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ đỏ) đối với khu đất trên.

chinh quyen giang co voi doanh nghiep, dat vang o dao du lich bi bo hoang hinh anh 1

Một góc khu đất vàng bị bỏ hoang được tận dụng làm nơi đổ chất thải xây dựng

Theo lời ông Tú trong quá trình hoàn tất các thủ tục để trình cấp thẩm quyền tỉnh cấp phép xây dựng dự án (năm 2015-2016), thời điểm này cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của đảo Lý Sơn còn thiếu, nên lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện Lý Sơn động viên làm trước, các thủ tục thiếu (giấy phép xây dựng) hoàn thành và bổ sung sau.

Từ sự gợi mở trên, vào năm 2016, ông Tú đầu tư số tiền ước trên 20 tỷ đồng cho san lấp mặt bằng và xây dựng khối nhà khách sạn trước. Tuy nhiên đến khoảng đầu năm 2017, qua kiểm tra các cấp ngành chức năng của tỉnh phát hiện việc xây dựng trên của ông Tú là vi phạm (chưa có giấy phép xây dựng). Cùng yêu cầu tạm đình xây dựng, cơ quan chức năng Quảng Ngãi đã tiến hành xử phạt chủ đầu tư số tiền khoảng 50 triệu đồng.

Cùng thời điểm trên, chính quyền huyện Lý Sơn tiến hành cho kiểm tra lại việc cho ông Tú thuê diện tích đất tại vị trí trên và kết luận, 1 phần diện tích của khu đất này khoảng 2000m2 là đất nông nghiệp, vi phạm quy hoạch (?). Vì vậy đề nghị thu hồi và yêu cầu chủ đầu tư trả lạ số diện tích này cho địa phương.

Trả lời PV Báo Dân Việt, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: "Tôi mới được điều động và bổ nhiệm vào chức vụ này mới vài tháng, nên không nắm cụ thể từ đầu vụ việc. Tuy nhiên qua nghe báo cáo sơ bộ và xem xét các văn bản liên quan, phần diện tích mà huyện yêu cầu thu hồi của dự án trên là đúng. Vì diện tích này là đất nông nghiệp nên không thể cấp để xây dựng, vi phạm quy hoạch 1/2000 của huyện.

Tuy nhiên ông Trần Lâm Tú bác bỏ: "Diện tích được thuê tôi đã hoàn thành bồi thường và người dân không khiếu nại, huyện cũng đã cấp sổ đỏ. Nếu khu đất thuê mà chưa xây, huyện yêu cầu trả thì không phải quá khó. Nhưng hiện dự án đang xây dựng dang dở, giờ trả lại gần 1/2 diện tích theo yêu cầu của huyện thì các hạng mục phụ trợ của dự án sẽ bị cắt bỏ. Đồng nghĩa với dự án bị chặt khúc, nham nhở thì kinh doanh kiểu gì đây.

chinh quyen giang co voi doanh nghiep, dat vang o dao du lich bi bo hoang hinh anh 2

chinh quyen giang co voi doanh nghiep, dat vang o dao du lich bi bo hoang hinh anh 3

Hạng mục mà chủ đầu tư đang xây dang dở và bị tạm dừng suốt nhiều năm qua

Đúng sai thì phải chờ kết luận từ cơ quan thẩm quyền tỉnh Quảng Ngãi, nhưng sự giằng co giữa chính quyền và chủ đầu tư dẫn đến khu đất nằm ở vị trí vàng của huyện Lý Sơn bị bỏ hoang suốt gần 3 năm qua, gây nhiều lãng phí.

Theo người dân Lý Sơn tại vị trí trên, muốn thuê 1 lô (100m2) để buôn bán thì bèo nhất phải trả 2 triệu đồng/tháng. Nhẩm tính với diện tích gần 5000m2, tương đương 50 lô thì số tiền thu về cũng 100 triệu đồng/tháng, tương đương 1,2 tỷ đồng/năm. Không chỉ gây bức xúc dư luận, việc xây dựng dở dang của dự án trên còn làm cho bộ mặt trung tâm huyện Lý Sơn, đảo du lịch trở nên nham nhở, xấu xí trong mắt của hàng vạn du khách khắp mọi miền đất nước khi ra đảo này.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm hộ dân đề nghị nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng trước thời hạn để làm sân bay Long Thành

Theo UBND huyện Long Thành (Đồng Nai), có 368 hộ dân có đơn đề nghị nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng trước thời hạn.

Không có "vùng cấm" cho tổ chức, cá nhân phân lô bán nền trái phép

Bộ Xây dựng vừa có công văn số 4221/BXD-TTr trả lời cử tri về việc kiểm tra, giám sát việc xây dựng trái phép, phân lô bán nền tràn lan tại nhiều địa phương.

TPHCM điều chỉnh hệ số giá đất, quy hoạch 7 dự án tái định cư

UBND TP. HCM vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mục tiêu sử dụng đối với 7 dự án tái định cư phục vụ các dự án khu công nghệ cao và các dự án chỉnh trang đô thị, công ích sử dụng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.

TP. HCM công bố nhiều vi phạm về đất đai, xây dựng ở quận Thủ Đức và huyện Củ Chi

Thanh tra TP. HCM vừa công bố kết luận thanh tra toàn diện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thủ Đức và huyện Củ Chi giai đoạn 2016 - 2019, trong đó chỉ ra nhiều vi phạm cần khắc phục, chấn chỉnh.

Hà Nội: Điểm mặt doanh nghiệp chây ỳ trả đất công

UBND TP Hà Nội cho biết sẽ tăng cường thanh tra, rà soát việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất công trên địa bàn TP của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuê đất nhà nước.

Ôm mộng chuyển đổi, nhà đầu tư 'săn' đất nông nghiệp hồ Tây

Giá đất nông nghiệp, đất xen kẹt, đất vườn tại quận Tây Hồ, Hà Nội đang được chào bán với mức giá cao ngất từ 40-60 triệu đồng/m2. Người mua đất có niềm tin đó là các thửa đất này đều có thể chuyển đổi sang đất ở....

XEM THÊM TIN