Chợ trâu bò trên cổng trời Mường Lống

11:52 | 04/12/2019

DNTH: Không phải ngẫu nhiên người ta ví Mường Lống, Sapa thu nhỏ của Nghệ An, bởi sự tương đồng cả về cảnh sắc cũng như khí hậu nơi đây. Đến đâu bạn còn được khám phá phiên chợ trâu bò ngay cổng trời một nét văn hóa của người Mông nơi đây.

Cảnh sắc trên cổng trời Mường Lống

Mường Lống thuộc huyện Kỳ Sơn- Nghệ An, cách thị trấn Mường Xén khoảng 60k theo hướng ngược đường miền tây xứ Nghệ. Dốc cổng trời Mường Lống năm trên con đường tiếp cận trung tâm xã, với độ cao1485m, thiên nhiên ban tặng nơi đây cảnh sắc thiên nhiên hữu tình với nhiệt độ quanh năm không quá 25 độ. Lên đây không chỉ được ngắm cảnh sắc với mây mù trườn xuống tận chân núi, những vườn hoa đào, hoa mận khoe sắc, những cô gái Mông trong trang phục truyền thống. Mà còn được hòa mình vào phiên chợ trâu bò của bà con nơi đây, phiên chợ không chỉ là nơi trao đổi buôn bán mà còn nơi giao lưu văn hóa của với các sắc tộc, Mông, Thái, Thổ, Khơ Mú và cả người Kinh. Anh Lò Văn Chạnh người vừa gả đi (bán) đôi nghé ( Trâu con) với giá 40 triệu hồ hởi cho chúng tôi biết “Phiên chợ trâu bò này được mở dưới chân cổng trời vào ngày 15 và 29 hàng tháng. Bà con đến đây mua bán không có hiện tượng nói thách hay chéo kéo, tuyệt nhiên không có thấy ai to tiếng cãi vả. Kẻ mua và người bán đều vui vẻ dù có mua hay bán được hay không. Người mua được người bán kể hết về con trâu, con bò mà người mua tính dạm về (mua về)”.

Chợ phiên trâu bò một tháng 2 lần

Tiếp lời anh Chạnh chị Lung chỉ cho chúng tôi kinh nghiệm để chọn được một con trâu tốt “ Chủ yếu là xem xoáy, xem mông, tru (trâu) vùng cao thì chân phải to khỏe để đi rừng với bộ lông dày để chịu rét cũng quan trọng lắm”.

Chợ phiên trâu bò một tháng 2 lần

Phiên chợ trâu bò tại cổng trời Mường Lống không chỉ là nơi diễn ra hoạt động mua bán trao đổi của người dân. Mà con nơi giao lưu văn hóa, thăm hỏi giữa các sắc tộc vùng cao xứ Nghệ.

     

 

 

Phạm Thành Công

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN