Chuyển dịch ngành chăn nuôi: Không để nông dân bị bỏ lại phía sau

09:37 | 21/12/2018

DNTH: Đặt định hướng, mục tiêu cho ngành hàng thịt lợn sẽ phải khuyến khích những DN có tiềm lực lớn, tập trung vào chuỗi giá trị khép kín, đủ sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu (XK). Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng khẳng định trong quá trình chuyển dịch đó, sẽ phải đảm bảo để không nông dân nào bị bỏ lại phía sau.

Thông tin từ Tập đoàn Masan cho biết, cuối tháng 12.2018, Tổ hợp chế biến thịt lợn của Masan tại tỉnh Hà Nam với công suất chế biến lên tới 1,4 triệu con lợn/năm, công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới sẽ chính thức đi vào vận hành.

Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có những chia sẻ với một số cơ quan báo chí. 

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường 
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường 

Tập trung cải thiện 2 khâu yếu

Theo Bộ trưởng, một trong những khâu yếu nhất của ngành hàng chăn nuôi lợn thời gian qua chính là khâu tổ chức chế biến và phân phối lưu thông sản phẩm. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng thừa lợn từ cuối năm 2016 tới đầu năm 2017 một cách nghiêm trọng mà hơn 10 năm mới gặp phải. Bên cạnh đó, chăn nuôi đang là tiềm năng vô cùng lớn của Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, tỉ trọng kim ngạch XK của ngành chăn nuôi trong tổng kim ngạch XK nông lâm thủy sản lại đang rất thấp. Vì vậy, mục tiêu là làm sao để trong 40 tỉ USD kim ngạch XK nông lâm thủy sản hiện nay, phải có hình bóng, có khối lượng tăng dần về XK của ngành chăn nuôi.

Vì vậy, để củng cố ngành chăn nuôi nói chung, đặc biệt là chăn nuôi lợn, không còn cách nào khác là phải tập trung cải thiện đối với 2 khâu yếu nhất là chế biến và phân phối lưu thông. Đến nay, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ NN-PTNT, đã chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các DN có tiềm lực lớn của Việt Nam cũng như doanh nghiệp FDI, cùng với các địa phương tập trung đưa những dự án chế biến sản phẩm thịt lợn hiện đại vào SX.

Rất mừng là trong năm 2017 và 2018, đã có một số DN với dự án rất lớn đã tập trung đầu tư vào khâu khó nhất của chăn nuôi lợn đó là khâu tổ chức chăn nuôi theo chuỗi, gắn với dây chuyền công nghệ giết mổ hiện đại, có chế biến sâu. Trong đó, dự án của Masan tại Hà Nam là một điển hình với quy mô công suất rất lớn. Nếu khắc phục tốt khâu chế biến bằng những công nghệ, tiêu chuẩn hiện đại, chăn nuôi lợn vẫn có thể duy trì đà phát triển tốt, đồng thời đáp ứng được yêu cầu quan trọng hơn là cung cấp được sản phẩm phù hợp cho xã hội, tiến tới XK.

Mới đây, tổ hợp chế biến thịt lợn Masan tại Hà Nam đã vận hành thử thành công, sẵn sàng đi vào SX cuối tháng 12/2018
Mới đây, tổ hợp chế biến thịt lợn Masan tại Hà Nam đã vận hành thử thành công, sẵn sàng đi vào SX cuối tháng 12/2018

Liên kết chuỗi giữa DN và nông dân

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường hiện nay, sự cạnh tranh về các mặt hàng nông sản XK trên thị trường quốc tế ngày càng khốc liệt, và thịt lợn cũng là mặt hàng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, định hướng chung là sẽ phải khuyến khích những DN có tiềm lực lớn, tập trung vào chuỗi giá trị trong chăn nuôi lợn một cách khép kín từ con giống, SX thức ăn, tới tổ chức chăn nuôi, NM dây chuyền chế biến hiện đại lẫn tổ chức phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng theo phương thức hiện đại, có quy mô lớn. Các DN này không chỉ đủ sức cạnh tranh để chiến thắng ở thị trường nội địa, mà còn đặt mục tiêu làm sao trong thời gian ngắn nhất, có thể XK được thịt lợn.

Bên cạnh đó, sẽ phải đi đôi với việc khuyến khích, hướng các DN trong nước lẫn các DN đầu tư nước ngoài có mối liên kết chặt chẽ với người dân để hình thành mối liên kết trong chăn nuôi, xây dựng nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến, giết mổ của DN. Bởi hiện nay, một bộ phận lớn nông dân vẫn chưa chuyển được sang các thành phần kinh tế khác ngay được, và vẫn có nhu cầu chăn nuôi lợn. Phương thức liên kết tốt nhất cho những hộ chăn nuôi này, tùy hình thức, có thể tiến hành hợp tác ở phương thức trực tiếp SX ra lợn thương phẩm, hoặc có điều kiện tốt hơn thì hợp tác với các DN lớn ngay từ khâu con giống.

Tổ hợp chế biến thịt lợn Masan tại Hà Nam
Tổ hợp chế biến thịt lợn Masan tại Hà Nam

Bước đi của ngành hàng chăn nuôi lợn, đó phải là phù hợp với quá trình chung của chuyển dịch kết cấu lao động gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tùy vào tình hình, điều kiện cụ thể ở các địa phương và quy mô cấp hộ, sẽ có những phương thức liên kết phù hợp, trên cơ sở đảm bảo làm sao ngành hàng thịt lợn của Việt Nam vừa phải đủ sức cạnh tranh cao, được tổ chức SX hiện đại, song vẫn phải đảm bảo để không nông dân, không người chăn nuôi nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển dịch đó.

Tổ hợp chế biến thịt lợn có quy mô lớn của Masan không chỉ là định hướng để hướng tới XK, mà còn kỳ vọng là hạt nhân để thu hút nguyên liệu cho người dân. Tuy nhiên thực tế, các hộ chăn nuôi hiện nay lại chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của Masan. Theo Bộ trưởng, làm sao để tạo được mối liên kết giữa DN và nông dân, nhằm đảm bảo như bộ trưởng nói là không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển và chuyển đổi ngành chăn nuôi?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết nhà máy giết mổ của Tập đoàn Masan tại Hà Nam là NM có dây chuyền công nghệ rất hiện đại, với công suất rất lớn, lên tới 1,4 triệu con lợn/năm. Bản thân Masan vì vậy cũng không thể tự SX đủ nguyên liệu cho chế biến của NM này. Cụ thể giai đoạn I, Masan chỉ SX với công suất khoảng 230 nghìn con/năm. Rõ ràng, để đủ nguyên liệu cho chế biến của NM, thì Masan sẽ phải tổ chức liên kết chăn nuôi cùng với người dân. 

Hiện nay, Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương đã xác định thịt lợn là mặt hàng cần phải ưu tiên mở cửa thị trường tiêu thụ. Theo đó, bên cạnh việc tổ chức lại hệ thống phân phối, tiêu thụ bài bản cho thị trường trong nước, đã và đang có nhiều hoạt động xúc tiến, khảo sát, đàm phán tháo gỡ vướng mắc với nhiều nước trong khu vực nhằm XK các sản phẩm thịt lợn. Theo đó, hiện một số nước đã đồng ý cho NK thịt lợn dạng chín từ Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung quyết liệt cho việc mở cửa XK sản phẩm thịt lợn sống trong thời gian tới. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề nghị bản thân Tập đoàn Masan cũng phải vào cuộc để cùng tìm ra một phương thức hợp tác kinh tế trong liên kết SX với người dân, xem phía Tập đoàn có thể đầu tư những gì cho các hộ liên kết, ví dụ con giống, thức ăn, hay kỹ sư chỉ đạo để làm sao SX ra được con lợn đúng theo quy chuẩn của Masan, với một giá thành hợp lí nhất, trên cơ sở đảm bảo người dân có việc làm và Cty có nguyên liệu để SX chế biến đủ sức cạnh tranh.

Tuy nhiên đúng là về góc độ thực tế hiện nay, phải khẳng định trước mắt, nếu ngay lập tức, nông dân chưa đủ điều kiện để thực hiện được việc liên kết chăn nuôi theo các yêu cầu kỹ thuật của Masan đề ra.

Một là quy mô chuồng trại ở những vùng để đảm bảo vệ sinh môi trường cách biệt với khu dân cư là không thể có được ngay lập tức. Hai là phương thức SX cũng như điều kiện kinh tế chưa cho phép người dân làm được ngay quy mô chăn nuôi đủ sức cạnh tranh để đưa vào chuỗi của Masan.

Vì vậy, đây là vấn đề mà ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương sẽ phải vào cuộc quyết liệt để rà soát quy hoạch. Hiện nay, Bộ NN-PTNT cũng đang phối hợp với tỉnh Hà Nam rà soát để quy hoạch những khu vực chỉ chuyên chăn nuôi lợn. Như vậy mới có điều kiện để khuyến khích các hộ chăn nuôi có quy mô lớn, đồng thời thuận lợi hơn cho việc hợp tác trong chăn nuôi nhằm có điều kiện để quản lí về môi trường.

Nếu không có sự hợp tác, quy hoạch chặt chẽ, sẽ không thể đảm bảo an toàn dịch bệnh. Điều đó không chỉ đảm bảo thực phẩm sạch để cung cấp cho chính nhân dân chúng ta cũng như XK. Vì vậy, việc “4 nhà” cùng vào cuộc, thể hiện rất rõ quyết tâm xây dựng vùng nguyên liệu nhằm hỗ trợ thêm cho Masan, trong đó nhà nước sẽ đi đầu tàu.

Trang trại chăn nuôi lợn tập trung của Masan tại Quỳ Hợp (Nghệ An)
Trang trại chăn nuôi lợn tập trung của Masan tại Quỳ Hợp (Nghệ An)

Theo nongnghiep.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế

DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.

Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh

DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...

XEM THÊM TIN