Chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cây cao su ở Gia Lai chưa hiệu quả
16:19 | 20/07/2024
DNTH: Dự án chuyển đổi 50 ngàn ha rừng nghèo sang trồng cao su tại tỉnh Gia Lai triển khai năm 2008, đến nay diện tích cây cao su sinh trưởng bình thường thì ít, diện tích cao su kém phát triển và bị chết thì nhiều.
Ngày 19/7, ông Trương Thanh Hà- Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, liên quan đến chuyển 50 ngàn ha rừng nghèo kiệt sang trồng cao su, UBND tỉnh Gia Lai đã cho phép triển khai thực hiện 44 dự án cho 16 doanh nghiệp trên địa bàn các huyện Chư Prông, Chư Pưh, Ia Grai, Đức Cơ, Ia Pa. Diện tích các doanh nghiệp đã trồng cao su 25.541,1ha. Đến thời điểm hiện nay, diện tích cao su sinh trưởng bình thường 9.008,6ha, diện tích cao su kém phát triển 14.084,5ha, diện tích cao su bị chết 2.448,0ha.

Diện tích cây cao su bị chết, kém phát triển, nguyên nhân chủ yếu là do rừng khộp biến động mạnh, đất đai thổ nhưỡng không phù hợp, tầng đất canh tác chỉ có độ sâu khoảng 50cm, đất cát hoặc đất cát pha thịt hoặc pha tỷ lệ đá kết von hoặc đất pha sét biến tính bí chặt, chỉ đủ điều kiện để rễ cọc phát triển trong 2-3 năm đầu, đến những năm sau không phát triển được hoặc chết do không phát triển rễ cọc qua tầng sét và bị úng, không thoát nước vào mùa mưa.
Năm 2018, được sự thống nhất, cho phép của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về việc chuyển đổi cây trồng trên diện tích cao su chết và kém phát triển; UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các doanh nghiệp khẩn trương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 5 năm triển khai vẫn chưa có mô hình chuyển đổi nào được đánh giá là thành công và phù hợp để có thể nhân rộng trên địa bàn.
Một số mô hình chuyển đổi sang trồng cây lâm nghiệp (cây tếch của Trung đoàn 710-Binh đoàn 15), trồng cây ăn quả lâu năm (cây xoài của Công ty Cổ phần Cao su Trung Nguyên), trồng cây điều (Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê, Chư Păh).
Do chu kỳ sinh trưởng, thu hoạch các loài cây này khá dài, nên việc đánh giá mức độ thành công cần thời gian dài (ít nhất cần một chu kỳ sinh trưởng sản xuất kinh doanh của từng loại cây). Việc chuyển đổi cây trồng cần phải nghiên cứu đánh giá thật kỹ lưỡng tránh trường hợp, đầu tư không đem lại hiệu quả gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Phần lớn diện tích cao su chết, kém phát triển hiện nay các doanh nghiệp chỉ đầu tư ở mức tối thiểu để phòng chống cháy, như ở Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh, Trung đoàn 710...
Theo ông Hà, hiện UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các doanh nghiệp khẩn trương triển khai thực hiện xây dựng các dự án chuyển đổi cây trồng bị chết, kém phát triển và các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện.
Cụ thể, Công ty TNHH MTV Bình Dương (Binh đoàn 15) lập phương án trồng khảo nghiệm mô hình nông-lâm kết hợp bạch đàn – mía; Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh (phương án trồng khảo nghiệm cây bắp lấy hạt); Trung đoàn 710 (phương án trồng thêm một số cây lâm nghiệp như bạch đàn, xà cừ, keo xen vào hàng băng vườn cây có mật độ 300 - 400 cây/ha); Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê xây dựng các mô hình lâm nghiệp trình diễn, trồng khảo nghiệm, phát triển vùng nguyên liệu trên đất cao su kém phát triển; Công ty TNHH Kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức xây dựng dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Hiện nay, UBND tỉnh Gia Lai đang chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các doanh nghiệp, địa phương liên quan, các nhà khoa học… triển khai đánh giá toàn diện việc thực hiện Chương trình chuyển đổi hơn 50.000 ha rừng trồng cao su để báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh
DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha
DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững
Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn
DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn
DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Kiểm soát nghiêm ngặt chăn nuôi động vật hoang dã
DNTH: Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã tại Đồng Nai đang phát triển mạnh, mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
-
Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...