Chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp

09:59 | 27/01/2022

DNTH: "Nếu chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, nếu hộ nông dân, doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng vẫn duy trì được mức sản xuất, kinh doanh như trong năm 2021 thì chắc chắn ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ đạt được những kết quả tốt hơn trong năm 2022". Đó là ý kiến của ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Năm 2021, giá trị toàn ngành nông nghiệp tăng 2,9%, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD, nhiều mục tiêu đề ra đều đạt, bất chấp đại dịch Covid-19. Bộ trưởng đánh giá thế nào về thành quả ấy? 

- Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã trải qua năm 2021 với vô vàn khó khăn. Dù vậy, ngành nông nghiệp nước ta không những đứng vững mà còn tăng trưởng. Tôi đánh giá việc tăng trưởng của ngành trong năm qua là một kỳ tích, chứng tỏ tiềm năng và nguồn lực của ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Con số tăng trưởng gần 3% trong ngành nông nghiệp có sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của bà con nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, đóng góp không nhỏ của các hiệp hội ngành hàng. Tiêu biểu là các hiệp hội ngành hàng đã cố gắng tạo ra những sự kiện online để doanh nghiệp kết nối và giữ vững thị trường, từ đó tạo điều kiện cho sự phục hồi nhanh của ngành sau khi đại dịch được khống chế một phần. Tôi đánh giá rất cao những nỗ lực của hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam trong việc duy trì sản xuất, từ đó cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Đó là thành quả chung của toàn ngành, nói lên sự năng động để thích ứng trong những tình huống khó khăn nhất như trong năm vừa qua.

NN-1-6849-1643164143.jpg
 

* Mục tiêu của ngành nông nghiệp trong năm 2022 là gì, thưa Bộ trưởng?

- Chúng ta đang sống trong thời kỳ rất khó tiên lượng được tình huống. Thị trường này mở ra thì thị trường kia đóng lại với rất nhiều lý do. Mỗi thị trường có những yêu cầu khác nhau, buộc chúng ta phải thích nghi nhanh, tránh bị động khi thị trường thay đổi. Năm vừa qua, ít nhiều ngành nông nghiệp đã nhìn ra những điểm nghẽn và trong năm nay tự tin sẽ tháo được điểm nghẽn đó. Ví dụ như vấn đề hàng hóa xuất khẩu qua Trung Quốc bị ùn ứ, lý do tại sao chúng ta đã biết.

Năm 2022, Chính phủ giao cho ngành nông nghiệp chỉ tiêu 50 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Toàn ngành sẽ cố gắng phấn đấu đạt được chỉ tiêu này. Với những thành quả trong năm 2021, nếu các hiệp hội ngành hàng, các hợp tác xã, nông dân các vùng nguyên liệu vẫn duy trì được sản xuất, kinh doanh như hoặc hơn năm rồi, chắc rằng năm 2022 sẽ có được những kết quả cao hơn nữa. 

* Ông có thể cho biết chiến lược của ngành nông nghiệp Việt Nam là gì để đạt được những mục tiêu đề ra, thưa ông?

- Toàn ngành nông nghiệp tập trung cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, nhằm hướng đến xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ chuỗi liên kết cung ứng nông sản sang chuỗi liên kết giá trị ngành hàng, từ nền nông nghiệp sản lượng cao sang nền nông nghiệp công nghệ cao. Vừa qua, Quốc hội đã thông qua 6 cơ chế đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ, trong đó giao cho Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ, được kỳ vọng là bước đột phá để phát huy thế mạnh về nông nghiệp vốn đang bị kìm hãm bởi quy mô sản xuất nhỏ lẻ, xuất khẩu chủ yếu bằng nông sản thô giá trị gia tăng thấp và việc mua bán nông sản hiện nay chủ yếu thông qua các thương lái nên nông dân chịu nhiều rủi ro.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những chính sách kêu gọi doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào ngành nông nghiệp, vào cơ sở hạ tầng, nhất là logistics trong nông nghiệp. 

Nhưng yếu tố cốt lõi vẫn là sự vận hành của bộ máy ngành nông nghiệp phải thông suốt từ Trung ương đến địa phương, không để bị động trong những tình huống bất ngờ, như việc nông sản bị ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc trong thời gian vừa qua, tránh việc khi thị trường này tắc nghẽn mới loay hoay tìm kiếm thị trường khác. Doanh nghiệp nông nghiệp cần kết hợp chặt chẽ với hệ thống phân phối hiện đại, nhất là siêu thị để chủ động tiêu thụ nội địa nông sản và nông sản chế biến, bởi thị trường trong nước là rất lớn. 

* Cám ơn ông! 

 

Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế

DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.

Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh

DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...

XEM THÊM TIN