CMC chính thức ra mắt Tổng Công ty Công nghệ & Giải pháp CMC TS
08:44 | 12/04/2019
DNTH: DN&TH; Chiều ngày 11/4/2019, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghệ CMC chính thức ra mắt Tổng Công ty Công nghệ & Giải pháp CMC (tên viết tắt: CMC TS), đồng thời công bố chiến lược phát triển trong giai đoạn 2019 – 2023 của Tổng Công ty.
Tổng Công ty Công nghệ & Giải pháp CMC được xây dựng bằng việc hợp lực kinh nghiệm, năng lực của 4 công ty thành viên đến từ Tập đoàn CMC, bao gồm: Công ty TNHH Tích hợp hệ thống CMC (CMC SI), Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống CMC Sài Gòn (CMC SISG), Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC (CMC Soft) và Công ty Cổ phần An ninh An toàn Thông tin CMC (CMC Infosec).
Với việc kế thừa 26 năm phát triển và xây dựng các giải pháp tích hợp từ CMC SI, năng lực phát triển và triển khai phần mềm từ CMC Soft, nhà cung cấp dịch vụ CNTT và tích hợp số 1 ở thị trường phía Nam CMC SISG cùng nhà cung cấp các giải pháp ATTT hàng đầu Việt Nam của CMC Infosec, CMC TS được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả đột phá về kinh doanh và công nghệ.
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT/Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC phát biểu khai mạc buổi lễ
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Trung Chính (Chủ tịch HĐQT/Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC) nhấn mạnh về những lợi thế của CMC TS cũng như các cơ hội phát triển phù hợp với định hướng chung của toàn Tập đoàn CMC.
“Mới đây, CMC đã ra mắt hệ sinh thái hạ tầng mở cho doanh nghiệp và tổ chức C.OPE2N. Qua C.OPE2N, CMC mong muốn đưa Việt Nam trở thành “Digital Hub” của Châu Á, Thái Bình Dương, cùng kết nối dữ liệu và chia sẻ tri thức với toàn cầu. Với chiến lược công nghệ như vậy, mục tiêu kinh doanh của Tập đoàn CMC giai đoạn 2019 – 2023 là trở thành “công ty tỷ đô” (đạt doanh thu 1 tỷ USD) vào năm 2023. Để thực hiện được mục tiêu này, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã quyết định tái cấu trúc CMC với 3 khối kinh doanh, tương ứng với 3 Tổng công ty mới chính thức đưa vào vận hành từ năm tài chính 2019, trong đó có Khối Công nghệ & Giải pháp (CMC Technology & Solution) được hợp lực từ các công ty thuộc lĩnh vực Tích hợp hệ thống, Giải pháp phần mềm và An ninh an toàn thông tin, tập trung dẫn đầu về tư vấn chuyển đổi số (Digital Transformation) cho tổ chức, doanh nghiệp”, ông Chính chia sẻ.
Ông Hồ Thanh Tùng, Tổng Giám đốc CMC TS (ngoài cùng bên trái) chủ trì tọa đàm bàn luận về chiến lược kinh doanh của CMC TS với sự tham dự của Ban Điều hành CMC TS
Với đội ngũ gần 1000 cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam, CMC TS được Ban Lãnh đạo Tập đoàn CMC đặt kỳ vọng sẽ trở thành một trong những doanh nghiệp có vị thế hàng đầu về lĩnh vực CNTT tại Việt Nam, mang tầm nhìn vươn ra thế giới.
“Hợp lực 4 công ty thành viên, chúng tôi đã xây dựng Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC – CMC TS với doanh thu hợp nhất của 4 công ty đạt trên 3000 tỷ đồng trong năm tài chính vừa qua. CMC TS khi thành lập đã là doanh nghiệp top đầu trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam. Trải nghiệm khách hàng & Tư duy dịch vụ là định hướng chiến lược quan trọng nhất của CTS trong sự phát triển trong thời gian tới với mong muốn mang những công nghệ mới nhất, giải pháp và sản phẩm tốt nhất và dịch vụ CNTT chất lượng nhất đến khách hàng”, ông Hồ Thanh Tùng, Tổng Giám đốc CMC TS cho biết.
Tổng Công ty Công nghệ & Giải pháp CMC- CMC TS đặt mục tiêu chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu về tư vấn giải pháp chuyển đổi số (Digital Transformation) cho chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp; cung cấp giải pháp điện toán đám mây (Cloud Computing); dịch vụ dữ liệu và các dịch vụ an ninh an toàn thông tin.
Ban Điều hành Tập đoàn CMC và CMC TS cắt băng công bố thành lập Tổng Công ty Công nghệ & Giải pháp CMC dưới sự chứng kiến của Ban Lãnh đạo Tập đoàn, Ban Điều hành các công ty thành viên và cán bộ, nhân viên CMC TS
Về các giải pháp phần mềm, CMC TS sẽ tập trung nguồn lực cung cấp giải pháp phần mềm cho ngành tài chính công, bộ ngành, ngân hàng và doanh nghiệp; các giải pháp thành phố thông minh; cung cấp các sản phẩm phần mềm theo mô hình kinh doanh SaaS (cung cấp phần mềm như dịch vụ).
Ngoài ra, CMC TS sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển các mảng công nghệ mới như Cloud, Big Data, SaaS model, IoT, FinTech, Insurance Tech…
Tại sự kiện diễn ra chiều nay (11/4), CMC TS đã công bố danh sách Ban lãnh đạo, bao gồm: Tổng Giám đốc - ông Hồ Thanh Tùng; các Phó Tổng Giám đốc: ông Tạ Hoàng Linh, ông Nguyễn Kim Cương, ông Đặng Thế Tài.
Thông tin về Tập đoàn Công nghệ CMC:
CMC là tập đoàn ICT lớn thứ hai tại Việt Nam với gần 26 năm hình thành và phát triển. Tập đoàn CMC ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thông qua những hoạt động kinh doanh chủ lực ở 3 mảng: Công nghệ & Giải pháp, Dịch vụ Viễn thông và Kinh doanh quốc tế.
Ở Việt Nam, Tập đoàn CMC được biết đến như một đối tác tin cậy và uy tín trong các dự án ICT cấp trung và lớn trong các lĩnh vực: Chính phủ, Giáo dục, Thuế, Kho bạc, Hải quan, Bảo hiểm, Điện lực, Ngân hàng, Tài chính và các Doanh nghiệp. Kết thúc năm tài chính 2018, tổng doanh thu lũy kế toàn Tập đoàn đạt gần 6000 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt trên 300 tỷ đồng./.
Hoàng Yến
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Giải pháp phần mềm và An ninh an toàn thông tin /
- Nguyễn Trung Chính (Chủ tịch HĐQT/Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC) /
- Tổng Công ty Công nghệ & Giải pháp CMC /
- Tổng công ty công nghệ và giải pháp cmc ts /
- CMC /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...