Cơ hội đối với vận tải biển Việt Nam trong EVFTA

17:28 | 19/08/2020

DNTH: Cùng với các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, nhu cầu giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu được dự báo sẽ tăng cao, đó chính là cơ hội để những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải biển Việt Nam tăng trưởng phát triển.

Đối với thị trường vận tải biển quốc tế, trong EVFTA, Việt Nam cam kết mở cửa hoàn toàn đối với phương thức cung cấp qua biên giới và phương thức tiêu dùng ở nước ngoài cho cả dịch vụ vận tải hành khách và dịch vụ vận tải vận tải hàng hóa. Riêng đối với phương thức hiện diện thương mại, Việt Nam cho phép nhà đầu tư EU thành lập công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam dưới hình thức liên doanh với điều kiện vốn nước ngoài không quá 70%; thuyền viên quốc tịch nước ngoài không quá 1/3 định biên tàu và thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất là công dân Việt Nam. Khi muốn thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được cung cấp 07 nhóm dịch vụ gồm: Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển; Đại diện chủ hàng; Cung cấp các thông tin; Chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ vận tải; Cung cấp dịch vụ vận tải biển bao gồm cả dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ Việt Nam nếu là dịch vụ vận tải tích hợp; Thay mặt công ty tổ chức cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng; Đàm phán và ký hợp đồng vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa liên quan tới hàng hóa do công ty vận chuyển. 

(Hình minh họa) 

Dịch vụ bảo trì và sửa chữa tàu biển được mở cửa hoàn toàn đối với phương thức cung cấp qua biên giới và phương thức tiêu dùng ở nước ngoài; riêng phương thức hiện diện thương mại, Việt Nam chỉ cho phép thành lập liên doanh với vốn nước ngoài chiếm đến 70%.

Đối với dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, Việt Nam chưa cam kết đối với phương thức cung cấp qua biên giới nhưng mở cửa hoàn toàn đối với phương thức tiêu dùng ở nước ngoài cho cả dịch vụ xếp dỡ container và dịch vụ thông quan, đồng thời chỉ cho phép thành lập liên doanh vốn nước ngoài đến 50% đối với dịch vụ xếp dỡ container và không hạn chế tỷ lệ vốn nước ngoài cho dịch vụ thông quan. Riêng dịch vụ đại lý hàng hải, Việt Nam cam kết mở cửa hoàn toàn đối với hai phương thức cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ở nước ngoài; nhưng chỉ được phép thành lập liên doanh vốn nước ngoài đến 49%. Đặc biệt, dịch vụ kho bãi container có mức cam kết mạnh nhất khi cho phép mở cửa hoàn đối cả ba phương thức cung cấp qua biên giới, tiêu dùng ở nước ngoài và hiện diện thương mại tại Việt Nam cho các doanh nghiệp EU.

Đối với dịch vụ vận tải thủy nội địa, trong EVFTA, Việt Nam vẫn loại trừ vận tải biển nội địa khỏi phạm vi cam kết dịch vụ vận tải biển, qua đó giữ thị trường vận tải biển nội địa cho các hãng tàu và doanh nghiệp vận tải Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có một cam kết cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế EU tái phân phối container rỗng (với điều kiện container đó không được vận chuyển có tính phí dưới dạng hàng hóa và sẽ sử dụng để xử lý hàng hóa của hãng tàu đó) giữa cảng Quy Nhơn và cảng Cái Mép - Thị Vải. Sau 5 năm thì giới hạn về các cảng được loại bỏ nhưng kèm điều kiện là các tàu gom hàng phải ghé cảng biển Việt Nam và cung cấp dịch vụ gom hàng bằng tàu giữa cảng Quy Nhơn và cảng Cái Mép - Thị Vải.

Nhờ các cam kết trong EVFTA, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội gia tăng quy mô thị trường dịch vụ vận tải biển, EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD. Dự báo, EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% và nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng khoảng 33,06% vào năm 2025; con số tương ứng vào năm 2030 là 44,37% và 36,7%. Thị trường dịch vụ logistics được mở rộng cùng với  vận tải biển.

Tuy nhiên, EVFTA cũng đặt các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam trước những thách thức không nhỏ. EU có nhiều quốc gia vốn rất mạnh về logistics với những đội tàu lớn, hiện đại, chiếm thị phần đáng kể trên thị trường vận tải biển thế giới. Các cam kết mở cửa mạnh mẽ trong EVFTA sẽ khiến cho sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp của EU với doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam ngày càng gay gắt. Trước thực tế đó, các doanh nghiệp logistics, vận tải biển Việt Nam cần phải có kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm rõ các cam kết mở cửa dịch vụ logistics của EVFTA để nhận diện các nguy cơ mới trong cạnh tranh với các đối thủ từ EU.

Quốc Cường

THVPL

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN