Còn nhiều khó khăn cho ngành tôm

15:41 | 17/06/2024

DNTH: Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức như giá xuất khẩu giảm, áp lực cạnh tranh mạnh từ các nguồn cung đối thủ, chi phí vận chuyển và giá đầu vào tăng mạnh…

Tôm Việt phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ecuador

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến 15/5/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến hết quý II năm nay, xuất khẩu tôm có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khi tồn kho giảm bớt, giá xuất khẩu khả quan hơn, nhu cầu tích cực hơn từ các thị trường chính.

tom1
Còn nhiều khó khăn cho ngành tôm

Về thị trường, tính đến 15/5/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 134 triệu USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ. Mặc dù con số lũy kế từ đầu năm chỉ tăng nhẹ nhưng xuất khẩu tôm sang thị trường này đã có xu hướng tăng tốt trong các tháng gần đây.

Ở thị trường Nhật Bản tính đến 15/5/2024, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt 161 triệu USD, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ. Thị trường Nhật Bản cũng có xu hướng tương tự thị trường EU. Giá trị xuất khẩu lũy kế từ đầu năm giảm nhẹ những đã có dấu hiệu tăng từ tháng 4.

Các đơn hàng từ EU và Nhật Bản dự kiến tăng trong quý II năm nay. Nhất là thị trường EU, có dấu hiệu cho thấy nhu cầu tăng, nhất là với các sản phẩm tôm có chứng nhận. Nhu cầu từ Nhật Bản cũng khá tích cực tuy nhiên đơn đặt hàng chậm hơn do đồng yên mất giá và tuần lễ (Golden Week).

Tính đến 15/5/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc& HK đạt 223 triệu USD, tăng 31%. Mặc dù con số lũy kế sang thị trường Trung Quốc& HK tăng nhưng xuất khẩu sang thị trường này đã có dấu hiệu giảm trong những tháng gần đây.

Dự kiến, xuất khẩu tôm sang thị trường này trong quý II sẽ khó có thể tăng trưởng mạnh. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm đông lạnh của Trung Quốc chậm lại. Trên thị trường này, Việt Nam còn phải cạnh tranh mạnh với Ecuador.

Bắt đầu từ 1/5/2024, Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu xuống 0% cho tôm Ecuador theo Hiệp định Thương mại Tự do song phương. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp tôm cho Trung Quốc còn phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh từ sản lượng tôm nội địa tăng gây áp lực lên giá tôm nhập khẩu.

Hầu hết các nhà máy chế biến lớn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc& HK đã phải điều chỉnh giá nguyên liệu giảm 1-3%.

Thuế CVD có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm Việt sang Mỹ

Trong khi thuế CVD có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ. Tính tới tháng 4 năm nay, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ tôm chân trắng khả quan của Việt Nam.

tom
Giá tôm chân trắng khả quan tại thị trường Mỹ

Trong tháng 3/2024, Mỹ là thị trường duy nhất chứng kiến giá xuất khẩu trung bình tôm chân trắng đông lạnh tăng và vào tháng 4, giá lại tăng nhẹ 1% lên 9,80 USD/kg. Khối lượng nhập khẩu tôm chân trắng của Mỹ từ Việt Nam trong tháng 4 năm nay vẫn ổn định ở mức 4.168 tấn, mức cao hơn các thị trường khác.

Khối lượng nhập khẩu tôm chân trắng của Trung Quốc giảm nhẹ xuống còn 3.399 tấn trong tháng 4/2024 - khối lượng hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 3/2023.

Giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng đông lạnh sang Trung Quốc vẫn ổn định ở mức 6,40 USD/kg, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2023, nhưng cao hơn so với mức giá của năm 2021 và 2022.

Tháng 4/2024, xuất khẩu tôm chân trắng sang EU đạt 3.366 tấn- mức cao nhất từ tháng 8/2023. Giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng đông lạnh tăng sau khi giảm 1,4% xuống 7,40 USD/kg trong tháng 3.

Trong tháng 4 năm nay, giá xuất khẩu trung bình tôm chân trắng đông lạnh sang Nhật Bản giảm 1,2% đạt 8,50 USD/kg. Giá xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 4,1% đạt 7,40 USD/kg.

Giá xuất khẩu trung bình tôm sú đông lạnh sang Trung Quốc giảm, giá xuất khẩu sang Mỹ ổn định

Nhập khẩu tôm sú của Trung Quốc từ Việt Nam tăng, đạt mức cao nhất từ tháng 10/2023 với 922 tấn tuy nhiên giá xuất khẩu trung bình tôm sú đông lạnh sang thị trường này giảm trong tháng 4, giảm 11,2% đạt 9,50 USD/kg.

Trong khi đó, khối lượng nhập khẩu tôm sú của Mỹ từ Việt Nam giảm, đạt 178 tấn,nhưng giá vẫn giữ ổn định ở mức 18,80 USD/kg - mức cao nhất trong một năm.

Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức như giá xuất khẩu giảm, áp lực cạnh tranh mạnh từ các nguồn cung đối thủ, chi phí vận chuyển và giá đầu vào tăng mạnh, xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế thế giới.

Các doanh nghiệp tôm đã và đang nỗ lực vạch ra các chiến lược để phát triển như gia tăng chất lượng, tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, áp dụng khoa học công nghệ vào cả khâu sản xuất và khâu nuôi để nâng hiệu suất và giảm giá thành sản phẩm.

Theo Thương hiệu Sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

Nông dân "thất bát" vì hồ tiêu mất mùa

DNTH: Vào thời điểm đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch tiêu năm 2025, nhiều hộ dân tại các vùng trồng tiêu lớn của tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với vụ mùa "thất bát" nhất trong những năm trở lại đây. 

XEM THÊM TIN