Công ty Cổ phần Đầu tư & Công nghệ Mcorp: Đẩy mạnh sản phẩm Công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

11:14 | 19/08/2020

DNTH: Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, với trên 75% người dân có cuộc sống gắn liền với đất đai và sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, xuất phát từ nhiều hạn chế trong các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản và quá trình lưu thông trên thị trường. Xu hướng đầu tư công nghệ cao vào nông nghiệp trong thời gian tới là tất yếu, tạo cơ hội cho những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Theo Tổng cục Thống kê, cơ cấu kinh tế năm 2019 ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (Cơ cấu tương ứng của năm 2018 là: 14,68%; 34,23%; 41,12%; 9,97%)(1). Từ số liệu trên cho thấy, sản lượng kinh tế trong khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,72% so với năm 2018. Mức giảm trên là do một số nguyên nhân như hạn hán kéo dài, dẫn đến nước mặn xâm nhập; dịch tả lợn châu Phi và một số tác động khác, ảnh hưởng  đến số liệu tăng trưởng của ngành.

Máy bay không người lái mang thương hiệu ES.

Sau khi Hiệp định Thương mại tự do EVFTA có hiệu lực vào ngày 01/08/2020, sự chuẩn bị của doanh nghiệp Việt Nam được cho là chậm trễ, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ nội dung trong EVFTA đối với lĩnh vực doanh nghiệp mình hoạt động. Từ đó, định hướng phát triển doanh nghiệp sẽ khó phù hợp với thực trạng, rủi ro tiềm ẩn trong giao thương là khó tránh khỏi, cơ hội tăng trưởng phải nhường cho đơn vị khác. Vì vậy, các ngành cần mở ra nhiều hội nghị, trao đổi kinh nghiệm từ các chuyên gia, truyền tải nội dung hiệp định tới doanh nghiệp, giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Ông Lê Thiên Ngọc - Chủ tịch Công ty  Cổ phần Đầu tư & Công nghệ Mcorp.

Đón đầu cơ hội phát triển của đất nước, ngày 5/4/2016 Công ty Cổ phần Đầu tư & Công nghệ Mcorp ra đời từ các thành viên sáng lập gồm: Ông Lê Thiên Ngọc (Chủ tịch), ông Lu Chun-HSien (CEO), ông Nguyễn Viết Vinh (CFO), cùng với định hướng tập trung nghiên cứu, phát triển công nghệ thông minh và cho ra các sản phẩm mang thương hiệu ES, sử dụng trí tuệ nhân tạo nhằm cung cấp các giải pháp tự động và thông minh cho nông nghiệp công nghệ cao, giúp tăng năng suất, giải phóng sức lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người lao động trước nguy cơ tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật và thúc đẩy sản xuất tuần hoàn quy mô lớn. Bằng cam kết hỗ trợ, chuyển giao công nghệ và tài chính từ Tập đoàn Geosat (Đài Loan), Mcorp định hướng sẽ trở thành Tập đoàn công nghệ 4.0, đầy năng động trong thời gian tới.

CFO - Nguyễn Viết Vinh.

Đôi nét về Tập đoàn Geosat – Đài Loan

Với nền tảng kỹ thuật vững chắc cùng đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, Geosat là Tập đoàn chuyên sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực đo lường và thiết lập bản đồ từ trên cao, là Tập đoàn đầu tiên phát triển các ứng dụng GPS, RS và GIS, đầu tư chuyên sâu về giải pháp và thiết bị viễn thám, cũng như lĩnh vực không người điều khiển. Nghiên cứu, phát triển và sản xuất rô bốt đi kèm các ứng dụng phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội hiện đại. Sau quá trình nghiên cứu, Geosat đã sản xuất thành công máy bay không người lái bằng sợi carbon, phát triển phần mềm và phần cứng điều khiển và hướng dẫn mặt đất, tích hợp thành công máy bay điều khiển tự động với định vị hệ thống.

Từ nhận định máy Bay không người lái giúp thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp thông minh 4.0, trong thời kỳ Internet kết nối vạn vật, kết hợp cảm biến để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hướng tới mục tiêu quản lý sản xuất tối ưu nhất, Geosat đã đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất máy bay không người lái lớn nhất tại Đài Trung (Đài Loan), là một trong bốn Tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Thành viên Mcorp và sản phẩm mang thương hiệu ES.

Mcorp là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ tiến bộ của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp, hoàn thiện quy trình sản xuất tuần hoàn, làm thay đổi phương pháp thâm canh truyền thống, đóng góp tạo ra diện mạo mới cho ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Với các loại rô bốt phun thuốc; gieo hạt tự động; giải pháp tưới tiêu cho cây trồng; giải pháp điều khiển/tối ưu nhiên liệu cho các thiết bị cơ giới nông nghiệp; giải pháp kiểm đếm và rà soát an ninh rừng; giải pháp tài chính trong nông nghiệp; giải pháp xuất khẩu - thương mại với thế giới; áp dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, giúp hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2023, Mcorp sẽ hợp tác cùng với các địa phương trong cả nước, đưa nông sản Việt Nam đến với các thị trường cao cấp trên thế giới.

Với đội ngũ chuyên gia nông nghiệp hùng hậu, bám sát địa bàn để tư vấn cho bà con từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, gia tăng sự liên kết giữa các hộ nuôi trồng, tạo ra vùng nguyên liệu rộng lớn, đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng cho nông sản, tiêu thụ trong và ngoài nước. Từ mục tiêu đảm bảo an toàn về sức khỏe, đảm bảo lợi ích kinh tế cho người nông dân, an toàn vệ sinh môi trường, Mcorp cung cấp công nghệ và giải pháp tối ưu đến với nhà nông và mong muốn góp phần đưa Việt Nam trở thành “nồi cơm của Thế giới”.

Máy bay phun thuốc tự động và công nghệ ưu việt của Mcorp

Bay điều khiển bằng hệ thống máy tính không người lái, là sản phẩm tiêu biểu của công nghiệp 4.0, sử dụng chế độ biến thể cảm biến hệ thống thông minh và định vị trên không, giúp đưa ra kết quả chung nhất về mẫu đất, kết hợp với phân tích sinh học về thảm thực vật, nhằm phát hiện những bất thường trên thực vật do sâu bệnh, phân bón, cây giống tạo nên, giám sát ô nhiễm không khí ở các mức độ khác nhau, phun thuốc trừ sâu thông minh, giúp tiết kiệm 40% lượng thuốc phun, tránh nhiễm độc đất, giảm nhiễm độc nước tới 90%, giảm mức độ nguy hại đến sức khỏe của con người so với biện pháp phun thuốc truyền thống.

Máy bay phun thuốc không người lái sử dụng bình có dung tích 16 lít, phun trên diện tích 1héc ta và thực hiện nhiệm vụ trong bán kính 1km, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người lao động. Phân tích chính xác tình trạng sinh trưởng của cây trồng và phòng trừ sâu bệnh, giúp thúc đẩy sản xuất thông minh, nâng cao năng suất, tận dụng tối đa giá trị của cơ sở dữ liệu nông nghiệp. Công nghệ nhận dạng hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được sử dụng trên thiết bị này, nhằm kiểm đếm chính xác số lượng cây trong mỗi khu vực, thiết lập cơ sở dữ liệu không gian và thực hiện thống kê số liệu cho vùng trồng trọt.

Sử dụng công nghệ định danh theo dõi sinh trưởng, máy bay không người lái có thể đưa ra thông tin về quá trình sinh trưởng và phát triển của mỗi cây trồng hoặc vùng thâm canh, cập nhật dữ liệu và báo về trung tâm sau quá trình thu thập bằng công nghệ nhận dạng hình ảnh, hỗ trợ cho nhà đầu tư đưa ra biện pháp phù hợp với từng thời điểm tăng trưởng của mỗi cây trồng hoặc vùng thâm canh như bón phân, thu hoạch hay loại bỏ. Chỉ khi nắm vững và chính xác từng cây hoặc vùng thâm canh, nhà đầu tư mới có thể quản lý sản xuất nông nghiệp một cách khoa học, hiện đại và hiệu quả.

Khi công nghệ cao áp dụng vào nông nghiệp giúp phân phối lại quy mô lao động theo vùng, đưa lao động chất lượng cao phục vụ nông nghiệp nông thôn, nâng cao trình độ cho lực lượng lao động trong lĩnh vực vốn có trình độ thấp từ trước tới nay. Hy vọng những bước đột phá cho ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ xuất hiện trong thời gian tới, nhờ sự đóng góp của công nghệ cao, mà điển hình là Mcorp.

Ghi chú: (1) Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019 do Tổng Cục Thống kê cung cấp tại: gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19454

Vũ Chiến

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN