Công ty Diamond – chủ mới của 3 khu đất vàng Ba Son: HH2, HH4-1, HH4-2
20:13 | 19/08/2019
DNTH: Kỳ trước, VietTimes từng đề cập đến dấu ấn của đại gia Kiều Hữu Dũng trong khu đất HH1 thuộc Dự án trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son (dự án Ba Son Sài Gòn; số 2 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM). Thực tế, đây không phải là khu đất vàng duy nhất có liên quan đến cựu Chủ tịch Sacombank ở nền đất cũ của nhà máy đóng tàu Ba Son.
Hiện trạng đại dự án trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son nhìn từ sông Sài Gòn.
9.000 m2 đất vàng Ba Son âm thầm đổi chủ
Một trường hợp khác là Khu đất HH2 có diện tích 3.825,5 m2. Trong khi khu đất HH1 được giao cho Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Phương Nam (Phương Nam) thì khu đất HH2 được giao cho Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh và Phát triển Âu Lạc (Âu Lạc).
Phương Nam và Âu Lạc là 2 trong số 6 công ty được tách ra từ Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Vincentra HCM) – chủ đầu tư của Dự án Khu trung tâm phức hợp Sài Gòn Ba Son.
Nếu Phương Nam từng là một thành viên của Tập đoàn DPV thì Âu Lạc, theo tìm hiểu của VietTimes, từng là một thành viên của KDI Holdings (Công ty cổ phần Đầu tư KD) – một “line” khác trong hệ sinh thái doanh nghiệp của cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng.
Đại gia Kiều Hữu Dũng thời còn tại nhiệm ở Sacombank. (Ảnh: Internet) |
Cụ thể, tháng 6/2017, Công ty TNHH KDI – 1 (thành viên của KDI Holdings) đã lập nên Công ty TNHH Thành Công Investment (Thành Công Investment). Thành Công Investment ngay sau đó đã nhận chuyển nhượng vốn góp để trở thành chủ doanh nghiệp sở hữu 100% vốn điều lệ của Âu Lạc – chủ khu đất HH2.
Theo quy hoạch 1/500, khu đất HH1 được triển khai cao ốc tối đa 36 tầng cao, tương ứng chiều cao tối đa là 144m; Hệ số sử dụng đất được xác định là 13,93 lần; Mật độ xây dựng khối đế và mật độ xây dựng trung bình khối tháp đạt 38,7%; Tổng diện tích sàn là 53.304 m2.
3.825,5 m2 toàn khu đất HH1 được cơ cấu: 1.481 m2 là đất xây dựng công trình; 1.148 m2 là đất cây xanh, mặt nước, thảm cỏ; 1.197 m2 là đất giao thông sân bãi.
Tuy nhiên, theo dữ liệu mới cập nhật, đầu tháng 7/2019, Thành Công Investment đã chính thức đổi chủ. Thay thế KDI – 1 trong tư cách chủ doanh nghiệp của Thành Công Investment là Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Diamond(Diamond).
Phân tích khung đô thị của dự án Ba Son Sài Gòn. |
Diamond mới được thành lập trước đó ít ngày – hôm 13/06/2019. 4 cổ đông sáng lập Diamond đều là thể nhân nhưng chưa chắc họ những “người chơi” thực sự, khi mà Diamond nhiều khả năng chỉ sắm vai một SPC – tương tự như câu chuyện Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Supreme với khu đất HH1.
Dù chủ khu đất HH2 vẫn là cái tên cũ Thành Công Investment nhưng thực tế khu đất vàng này đã đổi chủ.
HH4-1 và HH4-2
Theo tìm hiểu của VietTimes, HH2 không phải là khu đất hỗn hợp có ở duy nhất mà Diamond thực hiện thâu tóm trong siêu dự án Ba Son Sài Gòn.
Đó còn là khu đất HH4-1 (diện tích 3.175,8 m2) và HH4-2 (diện tích 2.991,4 m2) với tổng diện tích 6.167,2 m2. Phần diện tích này hiện được giao cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và Kinh doanh thương mại Phúc Thành (Phúc Thành), sau hoạt động chia tách của Vincentra HCM.
Kể từ giữa năm 2017, Phúc Thành thuộc sở hữu 100% của Công ty TNHH Đại Phát Invest Hà Nội (Đại Phát Invest Hà Nội). Mà theo dữ liệu của VietTimes, bắt đầu từ ngày 20/6/2019 vừa rồi, chủ sở hữu 99,998% vốn của Đại Phát Invest Hà Nội chính là Diamond.
Như vậy, Diamond đang kín đáo sở hữu tới 3 khu đất (HH2; HH4-1; HH4-2), với tổng diện tích lên tới ngót 1 ha trong siêu dự án Ba Son Sài Gòn.
Phân bổ các khu hỗn hợp có ở tại dự án Ba Son Sài Gòn. |
Song như đã đề cập, Diamond mới chỉ được thành lập từ ngày 13/6/2019 vừa rồi, đăng ký vốn điều lệ ở mức 512,5 tỷ đồng, trên cơ sở góp vốn của 4 cổ đông sáng lập: Lê Bích Tuyền (15%); Phạm Kiều My (15%); Nguyễn Thị Thu Thủy (49%); Nguyễn Tuấn Anh (21%). Ít hôm sau, ngày 25/6/2019, Diamond nâng vốn điều lệ đăng ký lên mức 792,2 tỷ đồng nhưng cơ cấu sở hữu không thay đổi khi các cổ đông sáng lập đều góp thêm lượng vốn tương ứng.
Đáng chú ý là các cổ đông của Diamond đều đã thế chấp toàn bộ cổ phần Diamond mà họ có vào Techcombank. Và trước đó, từ năm 2017, cả Âu Lạc và Phúc Thành (hiện đều đã là các công ty con thuộc sở hữu 100% của Diamond) đều đã thế chấp các khu đất của họ trong dự án Ba Son Sài Gòn vào Techcombank.
Thông tin này khiến một nhà đầu tư địa ốc lớn ở Tp. HCM đặt vấn đề, liệu Techcombank (hay là các ông chủ của ngân hàng này) có là cái tên đứng sau Diamond (cũng như một số SPC khác) trong các khu đất hỗn hợp có ở thuộc đại dự án phức hợp Sài Gòn - Ba Son (?!).
Được biết, cách đây ít tháng, ngân hàng này cũng đã khiến thị trường một phen ngỡ ngàng khi bất ngờ nhận chuyển nhượng khu đất vàng 23 Lê Duẩn (Quận 1, Tp. HCM) từ tay Tập đoàn Tân Hoàng Minh./.
Theo Viettimes
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Công ty Diamond /
- đất vàng Ba Son /
- HH4-2 /
- HH4-1 /
- HH2 /
- trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Hàng trăm hộ dân đề nghị nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng trước thời hạn để làm sân bay Long Thành
Theo UBND huyện Long Thành (Đồng Nai), có 368 hộ dân có đơn đề nghị nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng trước thời hạn.

Không có "vùng cấm" cho tổ chức, cá nhân phân lô bán nền trái phép
Bộ Xây dựng vừa có công văn số 4221/BXD-TTr trả lời cử tri về việc kiểm tra, giám sát việc xây dựng trái phép, phân lô bán nền tràn lan tại nhiều địa phương.

TPHCM điều chỉnh hệ số giá đất, quy hoạch 7 dự án tái định cư
UBND TP. HCM vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mục tiêu sử dụng đối với 7 dự án tái định cư phục vụ các dự án khu công nghệ cao và các dự án chỉnh trang đô thị, công ích sử dụng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.

TP. HCM công bố nhiều vi phạm về đất đai, xây dựng ở quận Thủ Đức và huyện Củ Chi
Thanh tra TP. HCM vừa công bố kết luận thanh tra toàn diện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thủ Đức và huyện Củ Chi giai đoạn 2016 - 2019, trong đó chỉ ra nhiều vi phạm cần khắc phục, chấn chỉnh.

Hà Nội: Điểm mặt doanh nghiệp chây ỳ trả đất công
UBND TP Hà Nội cho biết sẽ tăng cường thanh tra, rà soát việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất công trên địa bàn TP của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuê đất nhà nước.

Ôm mộng chuyển đổi, nhà đầu tư 'săn' đất nông nghiệp hồ Tây
Giá đất nông nghiệp, đất xen kẹt, đất vườn tại quận Tây Hồ, Hà Nội đang được chào bán với mức giá cao ngất từ 40-60 triệu đồng/m2. Người mua đất có niềm tin đó là các thửa đất này đều có thể chuyển đổi sang đất ở....
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...