CPI tháng 1 tăng 0,98% do giá dịch vụ y tế, giao thông và thực phẩm tăng dịp Tết
12:59 | 06/02/2025
DNTH: Trong tháng 1/2025, một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT, đồng thời, giá dịch vụ giao thông, thực phẩm tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ khiến CPI tăng 0,98% so với tháng trước.
Trong mức tăng 0,98% của CPI tháng 1/2025 so với tháng trước, có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Cụ thể, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với tăng 9,47% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,51 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 12,57% do một số địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Dịch vụ y tế tăng cao nhất với 9,47% so với tháng trước (ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, thời tiết chuyển sang mùa đông, nhiệt độ chênh lệch nhiều giữa ban ngày và ban đêm nên bệnh cảm cúm, đường hô hấp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc về giảm đau, hạ sốt, đường hô hấp, vitamin và khoáng chất của người dân tăng. Cụ thể, giá nhóm thuốc vitamin và khoáng chất tăng 0,34%; thuốc đường tiêu hóa tăng 0,16%; thuốc tác dụng trên đường hô hấp tăng 0,12%.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,74%, tác động làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm, trong đó, lương thực tăng 0,3% ; thực phẩm tăng 0,97%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,33%. Bên cạnh đó, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,69% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng tăng vào dịp Tết Nguyên đán khiến giá rượu bia tăng 0,8%; thuốc hút tăng 0,7%; đồ uống không cồn tăng 0,36%.

Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm trong tháng 1 là giáo dục và bưu chính, viễn thông. Cụ thể, nhóm giáo dục giảm nhẹ 0,04%, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,05% chủ yếu do TP Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh trung học cơ sở công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trung học cơ sở năm học 2024-2025.
Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,12%, trong đó, giá máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,74%; phụ kiện máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,72%; máy điện thoại di động thông thường giảm 0,35%; máy điện thoại cố định giảm 0,02%; riêng giá sửa chữa điện thoại tăng 0,27%.
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1/2025 tăng 3,63%. Lạm phát cơ bản tháng 1 tăng 0,42% so với tháng trước, tăng 3,07% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 3,07% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,63%) chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.
Duy Luân
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- tình hình kinh tế xã hội tháng 1 /
- Giá tiêu dùng /
- Chỉ số giá tiêu dùng /
- dịch vụ y tế /
- CPI /
- khách quốc tế /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất siêu nông - lâm - thủy sản 4 tháng gần 5,2 tỷ USD
DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa cho biết, 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 21,15 tỷ USD; giá trị nhập khẩu 15,97 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông - lâm - thủy sản đạt 5,18 tỷ USD,...

Biến động giá nông sản toàn cầu năm 2025: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam
DNTH: Năm 2025, ngành nông nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều biến động từ thị trường toàn cầu, nhưng cũng mở ra những cơ hội mới để tái cấu trúc và nâng cao giá trị xuất khẩu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông...

Thị trường nông sản: Tại sao giá gạo vẫn cao ở Nhật Bản?
DNTH: Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm hạ giá gạo bằng cách khai thác kho dự trữ khẩn cấp của quốc gia, giá ngũ cốc chủ yếu của Nhật Bản vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại.

Dệt may trước áp lực chuyển mạnh sang số hóa
DNTH: Áp lực từ chuỗi cung ứng khắt khe, tiêu chuẩn xanh ngày càng cao và bài toán tối ưu chi phí đang buộc các doanh nghiệp phải tái cấu trúc mạnh mẽ - từ tự động hóa sản xuất đến làm chủ dữ liệu, công nghệ. Dù vẫn còn rào cản...

Nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI
DNTH: Để giữ vững và phát triển vị trí là một trung tâm FDI, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào 7 yếu tố then chốt nhằm duy trì sự cạnh tranh và bền vững trong tương lai.

Sầu riêng Dona đầu mùa giá cao, nông dân ĐBSCL phấn khởi
DNTH: Hiện giá sầu riêng Dona loại 1 được thu mua ngay tại vườn với giá dao động từ 85.000 - 90.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với các loại sầu riêng khác.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...