Cuối mùa săn cá bống ở đáy sông Trà Khúc

22:16 | 08/11/2017

DNTH: Khi cá bống nối đuôi nhau ngược dòng từ cửa biển lên thượng nguồn sông Trà khúc cũng là lúc mùa săn bắt đầu

  • Phập phồng "di cư" theo con cá đồng mùa lũ

  • Bí ẩn “thủy quái” có râu dài vùng Amazon trên sông Hậu

Sông Trà Khúc quanh co uốn lượn, chảy qua mảnh đất Quảng Ngãi nắng gió đã ban tặng cho con người nơi đây một sản vật tự nhiên, nức danh từ lâu là cá bống. Những con cá bống không lớn hơn ngón tay người quyện trong vị tiêu cay nồng, mùi thơm đượm đà của nước mắm khiến khách phương xa lưu luyến mỗi lần thưởng thức cá bống sông Trà kho tiêu.

Hàng năm từ tháng Giêng đến tháng Tám (Âm lịch), cá bống lại nối đuôi nhau ngược dòng từ cửa biển lên thượng nguồn sông Trà Khúc. Đây cũng là lúc người dân ven bờ vào vụ đánh bắt cá bống trên sông này.

Cuối mùa săn cá bống ở đáy sông Trà Khúc - Ảnh 1.

Cứ đến độ tháng Giêng hàng năm, từ giữa lòng sông, những doi cát bắt đầu ngoi lên khỏi mặt nước và chia đôi dòng chảy, rồi đẩy chúng dần nép sát vào hai bờ. Đây cũng là lúc người dân sinh sống ven bờ bước vào mùa đánh bắt cá bống.

Cuối mùa săn cá bống ở đáy sông Trà Khúc - Ảnh 2.

Có nhiều loại cá bống khác nhau, như bống hoa, bống mú... sinh sống ở các con sông suối.

Thế nhưng chỉ có loại cá bống sống ẩn mình dưới cát, trong làn nước mát xanh, ăn loại rong rêu của con sông Trà Khúc thì thịt ngon, dai và thơm không đâu có thể sánh bằng.

Cuối mùa săn cá bống ở đáy sông Trà Khúc - Ảnh 3.

Có nhiều cách đánh bắt cá bống khác nhau như dùng lưới trũ kéo, làm bờ đắp... nhưng phổ biến hơn cả là thả ống (trúm).

Cuối mùa săn cá bống ở đáy sông Trà Khúc - Ảnh 4.

Ống là dụng cụ làm bằng thân cây tre đã được phơi khô có đường kính khoảng 3cm, dài 1,2m.

Bên trong ống, các vách ngăn giữa các mắt đã được đục bỏ, 2 đầu thì để trống còn ở giữa thân ống người ta đục một lỗ nhỏ cỡ đầu chiếc đũa ăn để làm chỗ cắm que.

Cuối mùa săn cá bống ở đáy sông Trà Khúc - Ảnh 5.

Ống được cắm dọc theo ven bờ và đặt nằm cùng với chiều nước chảy ở mực nước sâu từ 3-5m.

Thời điểm thả ống thường từ buổi chiều hôm trước, đến sáng sớm hôm sau thì dỡ. Ông Trương Thành Bản, ở xã Nghĩa An, TP. Quảng Ngãi cho biết: Khi dỡ ống phải nhẹ nhàng, nhanh tay tránh gây nên tiếng động mạnh làm cho cá bống ở trong trúm chạy ra ngoài; đồng thời người dỡ dùng tay bịt chặt ở hai đầu rồi đổ cá vào rổ hoặc giỏ...

Theo một số người dân làm nghề này thì mỗi đêm thả từ 100-200 ống, lượng cá bống bắt được từ 0,8-2kg cá bống, thu về 300-700.000 đồng.

Cá bống tự nhiên kết hợp cùng tiêu và các loại gia vị tạo thành món ăn thơm ngon, làm say lòng nhiều thực khách.




Món cá bống kho tiêu ngon cũng đòi hỏi sự kỳ công của người chế biến. Sau khi rửa 7-8 lần nước, cá sẽ được ướp với tiêu, ớt, bột ngọt, đường, nước mắm. Mỗi người làm có tỷ lệ ướp khác nhau nhưng điểm chung là phải dùng nước mắm ngon mới dậy mùi.


Sau khoảng 10 phút, sẽ cho vào chảo đã sẵn hành mỡ phi thơm rồi đun lửa nhỏ tới khi cá săn lại, nước cá, nước mắm và các nguyên liệu quyện lại với nhau bọc bên ngoài con cá. Thịt cá vừa ngọt, dai, thơm nên từ lâu, cá bống kho tiêu được đóng lọ để bán cho khách thập phương.


Theo người dân địa phương, ngày nay, lượng cá bống trên sông Trà đã giảm nhiều so với khoảng 5-10 năm trước nên giá bán cũng đắt lên, dao động từ 60.000 đến 70.000 đồng mỗi kg, chủ yếu xuất hiện những nhà hàng đặc sản.

Theo Dân Việt, VNE

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha

DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng

DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

XEM THÊM TIN