Cuối năm nay, cung - cầu thịt lợn trong nước sẽ cân bằng
19:32 | 01/08/2020
DNTH: Do điều kiện dịch bệnh, đến khoảng tháng 9-10/2019 cả nước mới bắt đầu khởi động lại việc phối giống cho lợn và đến đầu năm 2020 mới có lợn giống. Sau 6 tháng từ khi có lợn giống, thị trường mới có sản phẩm từ việc tăng đàn này.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến - Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có những chia sẻ thông tin về nguồn cung thịt lợn nói riêng cũng như thực phẩm nói chung để đảm bảo ổn định thị trường trong điều kiện dịch COVID – 19 đang quay trở lại.
Xin ông cho biết việc kiểm soát an toàn dịch bệnh, thúc đẩy tái đàn lợn hiện đang được thực hiện như thế nào?
Ông Phùng Đức Tiến: Để giảm giá thịt lợn đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và cả người chăn nuôi, trước tiên phải nói đến việc phòng chống dịch bệnh. Đến nay sau gần 1 năm dịch bùng phát, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Đến giờ dịch bệnh chỉ còn lại ở một số địa phương nhỏ lẻ, Bộ cũng thường xuyên có văn bản nhắc nhở các địa phương làm tốt công tác an toàn sinh học. Đến giờ có khoảng 98% số xã đã qua 21 ngày không phát sinh ổ dịch mới.
Chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp rất quyết liệt với DTLCP, đây là cơ sở quan trọng cho việc tăng đàn, tái đàn. Trong quá trình chống dịch, Bộ NN&PTNT đã có những tổng kết và nhân rộng các mô hình về an toàn sinh học.
Thực tế hiện nay đối với các trang trại quy mô lớn, dịch bệnh sẽ rất khó xảy ra vì quy trình làm rất nghiêm ngặt. Đơn cử như việc công nhân làm tại các trang trại thậm chí 5-6 tháng mới về nhà, khi quay trở lại trại cũng cách ly, theo dõi sức khỏe mấy ngày sau mới vào làm việc lại...
Còn tại những gia trại, trang trại nhỏ lẻ, chúng tôi cũng tìm ra những mô hình phù hợp như thực hiện kiểm soát sản xuất thịt lợn an toàn bằng hệ thống chăn nuôi khép kín theo mô hình 4F (Farm-Food-Feed-Ferlitizer).
Trên cơ sở đảm bảo dịch bệnh như vậy, tình hình tái đàn tại các địa phương đang được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Phùng Đức Tiến: Có thể nói đã có nhiều bước tiến trong đảm bảo dịch bệnh đến giai đoạn này. Tuy chúng ta chưa sản xuất được vaccine phòng chống DTLCP nhưng cũng đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận để khống chế dịch như việc nghiên cứu ra bộ kit phát hiện sớm bệnh, đặc điểm dịch tễ virus, tiếp tục có các tiến triển trong nghiên cứu vaccine, xử lý môi trường để cắt đứt nguồn lây; nghiên cứu các dòng lợn có sức miễn kháng...
Đây thực sự là một màng chắn khá hữu ích để tăng tốc trong tái đàn. Theo báo cáo từ các địa phương đến cuối tháng 6/2020 đạt 24,9 triệu con lợn, trong đó có hơn 2,8 triệu con nái … 16 doanh nghiệp lớn có tốc độc tăng đàn 66,35%, cả nước khoảng 5%. Tổng đàn như vậy bằng 85% so với cuối năm 2018.
Tuy nhiên cũng phải nói rõ, việc tái đàn cần có thời gian. Từ tháng 5 đến tháng 9/2019 khi dịch lên cao chúng ta phải liên tục tiêu hủy lợn với số lượng rất lớn. Trong thời gian này hầu như không cơ sở, doanh nghiệp nào dám cho phối giống. Đến khoảng tháng 9-10/2019 mới bắt đầu khởi động lại việc này và đến đầu năm 2020 mới có lợn giống. Cũng phải mất 6 tháng sau khi có lợn giống thì thị trường mới có sản phẩm từ việc tăng đàn này. Chúng tôi dự kiến cuối năm nay “cung – cầu” về thịt lợn mới có thể cân bằng.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác tái đàn tại địa phương - Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Vậy với thời điểm hiện tại, việc nhập khẩu thịt lợn đông lạnh và lợn sống về thịt đã giảm áp lực được cho thị trường chưa, thưa ông?
Ông Phùng Đức Tiến: Việc nhập khẩu thịt lợn đông lạnh không có “quota”, Cục Thú Y (Bộ NN&PTNT) cũng hết sức tạo điều kiện để việc thông quan được thuận lợi. Tuy nhiên việc nhập thịt lợn cũng không phải đơn giản vì do dịch bệnh nên tổng đàn lợn giảm 12% toàn cầu. Trong khi đó Trung Quốc giảm hơn 50% tổng đàn và họ cũng phải đặt trước các hợp đồng 3 – 5 tháng với giá cao nên tìm được nguồn hàng phù hợp với chúng ta cũng rất khó khăn. Tuy nhiên với sự nhanh nhạy của doanh nghiệp cùng sự vào cuộc của các Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, chúng ta cũng đã nhập được hơn 93 nghìn tấn thịt đến thời điểm này. Về lợn sống, chúng ta cũng đã đàm phán với Thái Lan nhập được 70 nghìn con lợn.
Quay trở lại năm 2019, chúng ta cũng thấy việc chỉ đạo quyết liệt việc tăng các sản phẩm thủy hải sản, đại gia súc… đã phần nào đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường khi có sự thiếu hụt về thịt lợn.
Hiện giá thịt lợn đã hạ còn 78 nghìn đồng – 88 nghìn đồng/kg.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại và có nguy cơ diễn biến phức tạp… Xin Thứ trưởng cho biết các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Bộ để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm?
Ông Phùng Đức Tiến: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế. Với nông nghiệp, ngoài khó khăn do dịch COVID-19 gây nên, ngành còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thiên tai như hạn mặn, mưa giông, sạt lở... cùng với các dịch bệnh như DTLCP, sâu keo mùa thu... Ngành nông nghiệp vẫn đang nỗ lực sản xuất để đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra.
Điển hình như sản phẩm lúa gạo, ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chúng ta nỗ lực đạt 7 triệu tấn gạo xuất khẩu.
Cuối năm 2019, chúng ta đã tăng được 430 nghìn tấn thủy sản, 336 nghìn tấn sản phẩm chăn nuôi, hơn 13 tỷ triệu quả trứng và hơn triệu tấn sữa. Tổng sản phẩm thực phẩm đã tăng hơn 766 nghìn tấn và đến nay với sức sản xuất còn đang gia tăng, sẽ đủ để cung ứng cho nhu cầu nội địa và phục vụ xuất khẩu.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Đỗ Hương (chinhphu.vn thực hiện)
Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển
DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.
Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long
DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...
Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương
DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...
Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD
DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số
DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc
DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...