Cương quyết nói không với khai thác thủy sản bất hợp pháp
18:38 | 28/08/2020
DNTH: Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi các giải pháp gỡ “thẻ vàng”. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, phải chấm dứt được tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản- Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT).
Qua 2 lần kiểm tra việc Việt Nam thực hiện các khuyến nghị của EC trong việc gỡ “thẻ vàng” khai thác thủy sản, phía EC đánh giá như thế nào nỗ lực của chúng ta trong việc chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định), thưa ông?
Ông Nguyễn Quang Hùng: Qua 2 lần kiểm tra, đặc biệt, trong cuộc họp trực tuyến với EC ngày 30/6 vừa qua, phía EC tiếp tục đánh giá cao cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai thực hiện chống khai thác IUU; đặc biệt là công tác chỉ đạo, điều hành của cấp Trung ương với sự chỉ đạo quyết liệt của Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU và công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của Bộ NNPTNT.
EC cũng đánh giá cao tính minh bạch, trung thực của Việt Nam trong việc cung cấp thông tin. Trong 4 nhóm khuyến nghị mà EC đưa ra nhằm gỡ thẻ vàng, việc Việt Nam tích cực hoàn thiện khung pháp lý trong một thời gian ngắn để tăng cường giám sát, xử lý vi phạm được EC đánh giá cao; việc tuy xuất nguồn gốc cũng có nhiều tiến bộ, mức độ sai sót trong các lô hàng xuất khẩu sang EC giảm đáng kể.
Tuy nhiên, phía EC cũng đề xuất phía Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 20% số tàu cá còn lại, kiểm soát tốt hơn nữa sản lượng hải sản lên bến, ghi chép nhật ký đầy đủ đảm bảo hồ sơ xuất khẩu minh bạch, chính xác. Xử phạt nghiêm đối với các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài theo khung khổ pháp luật.
Phía EC tiếp tục khẳng định sẽ không gỡ cảnh báo “thẻ vàng” cho Việt Nam nếu chưa chấm dứt được tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Đây là một vấn đề nan giải, đòi hỏi ngành chức năng, các địa phương phải có giải pháp mạnh hơn nữa.
Có thể thấy, thời gian qua dù chúng ta đã rất nỗ lực triển khai các nhóm giải pháp chống khai thác IUU nhưng vẫn chưa đủ sức thuyết phục EC gỡ “thẻ vàng”. Theo ông, những hạn chế, tồn tại này nằm ở đâu?
Ông Nguyễn Quang Hùng: Thời gian qua, Bộ NN&PTNT, các địa phương đã nỗ lực rất lớn, thể hiện quyết tâm chính trị triển khai các giải pháp gỡ “thẻ vàng” của EC nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Trong đó, tồn tại lớn nhất là vẫn còn tình trạng tàu cá vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài. Trong 6 tháng đầu năm 2020 dù số vụ vi phạm đã giảm 50% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng vẫn còn 54 vụ với 86 tàu cá vi phạm, bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Trong đó, Kiên Giang 34 vụ/58 tàu, Cà Mau 5 vụ/8 tàu, Bến Tre 6 vụ/7 tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu 4 vụ/6 tàu...
Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mới được thực hiện trên 80% tàu cá (24.000 chiếc), còn 20% số tàu cá cố gắng hoàn thành trong thời gian tới. Tồn tại lớn nhất trong việc giám sát hành trình là ngư dân không duy trì thiết bị giám sát 24/24h, vẫn còn tình trạng tàu cá ra biển là mất kết nối, khó giám sát nếu vi phạm.
Dù hầu hết ngư dân có ý thức trong việc ghi chép nhật ký khai thác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc nhưng vẫn còn sai sót. Bên cạnh đó, công tác xử phạt đối với các hành vi vi phạm vẫn còn khó khăn dù Nghị định 41 đã quy định rất rõ, nâng mức xử phạt lên 6-10 lần để đảm bảo tính răn đe.
Nếu không gỡ bỏ được “thẻ vàng” thì việc xuất khẩu thủy sản sang EC sẽ bị tác động như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Quang Hùng: Nếu không sớm gỡ được “thẻ vàng” thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, hiện, kim ngạch xuất khẩu hải sản sang EC khoảng 400-500 triệu USD/năm, trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 10-15 triệu USD mỗi năm.
Con số xuất khẩu tuy chưa phải là lớn nhưng theo tôi nếu không gỡ thẻ vàng thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành. Đơn cử như Campuchia, bị thẻ đỏ thì toàn bộ sản phẩm thủy sản sẽ bị cấm xuất khẩu sang EC.
Ngoài ra, EC cũng là thị trường tín chỉ, các thị trường khác cũng có khả năng áp dụng các quy định khác trong khai thác IUU tương tự như EC. Đơn cử, trong thời gian vừa qua, Mỹ đang có dự kiến phiên điều trần đối với Việt Nam trong việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang Mỹ xem liệu có thực thi các biện pháp chống khai thác bất hợp pháp hay không.
Để xóa được “thẻ vàng’ thì chúng ta phải tái cơ cấu lại nghề cá tự phát thành nghề cá có trách nhiệm, bền vững. Thời gian tới, ngành thủy sản sẽ thực hiện mục tiêu này như thế nào?
Ông Nguyễn Quang Hùng: Có thể thấy, nghề cá của Việt Nam vẫn là nghề cá nhân dân, số lượng tàu cá nhiều lên đến 96.000 chiếc, trong đó có 31.500 tàu khai thác xa bờ nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
Hiện, Bộ NN&PTNT đã trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch khai thác và bảo bệ nguồn thủy sản, trên cơ sở nguồn lợi được xác định sẽ cơ cấu lại số lượng tàu thuyền, làm sao tiến tới khai thác bền vững. Hiện các địa phương đã rất nỗ lực, hạn chế tiến tới cấm những nghề khai thác có tính xâm hại, hủy diệt, cái khó là cần có lộ trình cho ngư dân chuyển đổi nghề.
Để tiến tới gỡ “thẻ vàng” của EC, Bộ NN&PTNT sẽ ưu tiên các nhóm giải pháp gì trong thời gian tới, thưa ông?
Ông Nguyễn Quang Hùng: Thực hiện các khuyến nghị của EC, trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục tăng cường các đoàn công tác kiểm tra tình hình chống khai thác IUU tại địa phương, đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn để rà soát, khắc phục các tồn tại, hạn chế. Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT, trong đó có Chứng thư khai thác để bảo đảm dòng chảy thương mại giữa hai bên. Tăng cường công tác theo dõi, giám sát địa phương trong tổ chức triển khai Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đánh dấu tàu cá…theo đúng quy định, lộ trình.
Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các địa phương tổ chức triển khai các giải pháp chống khai thác IUU theo đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ như kiểm soát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, kiểm soát tàu cá ra vào cảng… Thực thi nghiêm công tác xử phạt hành vi vi phạm khai thác IUU, đặc biệt là theo dõi, điều tra, xử lý kịp thời các vụ việc tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; ngăn chặn, chấm dứt tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài. Bổ sung nguồn lực, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU bảo đảm thực hiện đúng, đủ các quy định về chống khai thác IUU theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Xin cảm ơn ông!
Đỗ Hương (thực hiện)
chinhphu.vn
Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương
DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...
Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD
DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số
DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc
DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế
DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.
Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh
DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...