Đà Nẵng kêu gọi Hà Lan đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

14:46 | 20/11/2020

DNTH: Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng mong muốn doanh nghiệp Hà Lan đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Đà Nẵng theo hình thức FDI hoặc hợp tác công tư PPP, hoặc hợp tác giữa các doanh nghiệp Hà Lan và doanh nghiệp Đà Nẵng về phát triển trồng trọt rau, hoa, nấm ứng dụng công nghệ tiên tiến.

UBND TP. Đà Nẵng vừa phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Nội và Hiệp hội Hợp tác doanh nghiệp trồng trọt Hà Lan - Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến “Xúc tiến, hợp tác nông nghiệp công nghệ cao Đà Nẵng - Hà Lan”. 

Theo đó, mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của Đà Nẵng là tập trung tăng trưởng sản xuất thông qua cải thiện năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, ứng dụng công nghệ cao trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đây là xu hướng tất yếu phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Sản xuất nông nghiệp hướng đến sản phẩm chủ lực, đặc trưng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp phục vụ đô thị, du lịch là hướng đi mà thành phố đang lựa chọn. Với đặc thù của đô thị, quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn chế, thành phố đã định hướng phân vùng sản xuất nông nghiệp phù hợp, hiệu quả gắn với xây dựng sản phẩm chủ lực, đặc trưng dựa trên giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ, sinh thái. 

20200824_165741
Đà Nẵng kêu gọi Hà Lan đầu tư vào nông nghiệp công nghiệp cao.

 

Đến nay, Đà Nẵng ưu tiên triển khai quy hoạch các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tại huyện Hòa Vang hiện đã có 3 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được phê duyệt quy hoạch chi tiết, đang xúc tiến các thủ tục kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư và tiếp tục quy hoạch, mở rộng phát triển các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với quy hoạch chung của thành phố.

Đối với lĩnh vực trồng trọt, Đà Nẵng đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thâm canh, thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh sản xuất theo hướng hữu cơ. Nhờ chủ động trong chuyển đổi cơ cấu giống lúa trung ngắn ngày, đẩy mạnh sản xuất theo hướng hữu cơ, áp dụng chương trình quản lý dinh dưỡng tổng hợp (IPM), chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (ICM) nên năng suất lúa đạt khá cao, tăng dần qua các năm, đạt 58,29 tạ/ha năm 2015 lên đạt 61,6 tạ/ha vào năm 2020. Toàn thành phố thực hiện cải tạo 46,6ha kinh tế vườn với các loại cây trồng: mít, bơ, chanh giây, vú sữa, thanh long ruột đỏ… gắn với mô hình du lịch sinh thái nhà vườn.

Trong những năm tiếp theo, TP. Đà Nẵng triển khai nhiều đề án, phương án đẩy mạnh phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; xây dựng các mô hình sản xuất mới, các mô hình ứng dụng công nghệ cao, thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp xây dựng vườn mẫu, vườn kinh tế… góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người nông dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố.    

20200824_162206
Đà Nẵng ưu tiên triển khai quy hoạch các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, trong bối cảnh chung của nông nghiệp Việt Nam, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Đà Nẵng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, chỉ mới dừng lại ở một số mô hình, chưa tạo sự phát triển đột phá để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

“Hy vọng với kinh nghiệm của mình, các chuyên gia và doanh nghiệp Hà Lan sẽ giúp thành phố Đà Nẵng trong việc lựa chọn công nghệ sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu và điều kiện của thành phố”, ông Minh cho hay.

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng mong muốn doanh nghiệp Hà Lan đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Đà Nẵng theo hình thức FDI hoặc hợp tác công tư PPP, hoặc hợp tác giữa các doanh nghiệp Hà Lan và doanh nghiệp Đà Nẵng về phát triển trồng trọt rau, hoa, nấm ứng dụng công nghệ tiên tiến.  

Ông Phạm Việt Anh - Đại sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan cho biết, Hà Lan với diện tích chỉ khoảng 45.000 km2 và 17 triệu dân, có mùa đông khắc nghiệt kéo dài, gần 50% đất thấp dưới mực nước biển và gió mạnh là đặc sản, nhưng đây lại là một cường quốc nông nghiệp, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu nông phẩm, với 94 tỷ euro năm 2019, trong đó 5,8 tỷ từ hoa và cây cảnh, 4,3 tỷ từ sản phẩm sữa và trứng, 4 tỷ từ thịt và 3,5 tỷ từ rau...

Thế mạnh của Hà Lan chính là nghiên cứu thành công trong việc sống thuận hòa với thiên nhiên, quản lý nước tốt, giải quyết rất thành công vấn đề đầu tư công nghệ cao và thông minh cho một nền nông nghiệp bền vững, giải quyết được những thách thức về môi trường, khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau. Hà Lan cũng là quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghệ giống các loại hoa, rau và sản xuất nấm cũng như công nghệ canh tác, bảo quản sau thu hoạch giúp giảm thiệt hại và nâng cao chất lượng nông phẩm trong quá trình chế biến, lưu kho, bốc xếp và vận chuyển từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ..

Thời gian qua, Việt Nam và Hà Lan đã ký kết và triển khai hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực, góp phần nâng cao toàn bộ chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp và nâng cao năng lực xuất khẩu vào thị trường EU.

“Thông qua hội thảo, chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều đối tác Đà Nẵng cũng như các địa phương bạn kết nối được với các địa phương của Hà Lan để đi đến được những thỏa thuận cụ thể sau này”, Đại sứ Phạm Việt Anh cho hay.

Cũng tại hội nghị, đại diện Hiệp hội hợp tác doanh nghiệp trồng trọt Hà Lan – Việt Nam đã giới thiệu về ngành trồng trọt Hà Lan. Theo đó, các công ty, doanh nghiệp đã giới thiệu các giải pháp công nghệ trong nông nghiệp như nhà kính chủ động, các thiết bị hỗ trợ nhà vườn tối ưu, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và giống hiện đại… 

Theo Nhà đầu tư

https://nhadautu.vn/da-nang-keu-goi-ha-lan-dau-tu-vao-nong-nghiep-cong-nghe-cao-d45281.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025

Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm

DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.

Tận dụng lợi thế, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào nông nghiệp công nghệ cao

DNTH: Tây Ninh xác định phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chiến lược và mang tính đột phá, tạo động lực quan trọng để nâng tầm ngành nông nghiệp của tỉnh.

XEM THÊM TIN