Đà Nẵng khôi phục sản xuất nông nghiệp sau dịch
19:19 | 05/10/2020
DNTH: Sau đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 2, nông dân Đà Nẵng bắt tay ngay vào việc khôi phục các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
![]() |
Nông dân HTX rau La Hường xuống giống khôi phục sản xuất sau dịch - Ảnh: VGP/Minh Trang |
Những ngày này, trên các vườn rau, cánh đồng tại TP. Đà Nẵng, người nông dân ra quân khẩn trương tái thiết lại các hoạt động sản xuất đã bị gián đoạn sau dịch bệnh và cơn bão số 5.
Tại HTX sản xuất rau an toàn La Hường (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ), chị Trần Thị Nga cho biết: “Trong đợt dịch, thực hiện theo vận động của HTX, chúng tôi vừa sản xuất vừa tuân thủ nghiêm giãn cách xã hội. Rau lúc đó vẫn phải thu hoạch nhưng chỉ bán được cho các chợ nhỏ lẻ. Để bảo đảm cho rau màu vụ đông xuân và vụ Tết, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các bước cơ bản như xuống giống, làm đất... giờ hết dịch là bắt tay ngay vào sản xuất cho kịp tiến độ”.
Nói về những thiệt hại của bà con nông dân sản xuất rau, ông Trần Văn Hoàng, Giám đốc HTX rau La Hường, cho biết nông dân tại HTX nói riêng và trên toàn Thành phố nói chung bị ảnh hưởng kép từ dịch bệnh và cơn bão số 5 nên bị thiệt hại khá nặng nề. Đầu ra của vùng sản xuất rau chủ yếu là các quán ăn, nhà hàng, bếp ăn trường học đều đóng cửa nên 70% số rau thu hoạch không bán được. Trong dịch có 2 hộ thuộc diện F1, F2 phải ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất. Tiếp sau đó, cơn bão số 5 còn khiến 1/3 diện tích rau tại đây bị ngập úng.
“Trong tuần lễ vừa rồi, ngay sau khi Thành phố trở lại bình thường, đồng loạt các hội viên nông dân đã ra quân xuống giống, khôi phục sản xuất hậu ảnh hưởng COVID-19 và bão số 5, chuẩn bị cho vụ rau Tết kịp thời”, ông Hoàng cho hay.
Tại quận Cẩm Lệ, khu vực có đa số hộ nông dân sản xuất rau, hoa, bà Hứa Thị Thuỳ Phương, Chủ tịch Hội Nông dân quận, cho biết: “Trong những ngày xảy ra dịch bệnh, hội viên nông dân vẫn duy trì sản xuất nhưng mang tính chất cầm chừng, không mở rộng quy mô, một số loại hình phải dừng hẳn như sản xuất giá đỗ, khiến thu nhập của bà con nông dân giảm sút rất nhiều”.
Sau dịch, Hội Nông dân quận đã tổ chức thăm hỏi các hội viên, chi tổ hội, HTX, CLB, động viên nông dân khắc phục khó khăn và triển khai tổ chức khôi phục lại sản xuất. Để kịp thời hỗ trợ cho nông dân, UBND quận, Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ một số kinh phí giống, nguyên vật liệu để hội viên khắc phục. Trước mắt, UBND quận đã hỗ trợ mua giống rau, hoa, tổ chức liên kết với các resort, biệt thự, các đối tác để các chi tổ hội sản xuất các loại hoa cung ứng.
Cũng theo Chủ tịch Hội Nông dân quận Cẩm Lệ, từ tháng 5 đến nay, Quỹ hỗ trợ nông dân đã giải ngân 2,1 tỷ; nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân 25,1 tỷ đồng để bà con phát triển kinh tế, triển khai các dự án.
“Hội Nông dân quận vừa tổ chức các đợt ra quân khôi phục sản xuất trên địa bàn 6 phường. Đặc biệt là mở cửa một số mô hình “vườn hoa mẫu trong phố” trồng thử nghiệm các giống hoa mới là điểm chuyển giao kỹ thuật và tăng thu nhập cho người nông dân. Bước đầu, khi mở cửa đã nhận được sự đón nhận rất nhiệt liệt của du khách và mang đến nhiều hy vọng về hướng phát triển nông nghiệp đô thị, tăng thu nhập cho người nông dân, giải quyết lao động lớn tuổi tại địa phương”, bà Hứa Thị Thuỳ Phương chia sẻ.
Ông Nguyễn Đình Khánh Vân, Chủ tịch Hội Nông dân TP. Đà Nẵng, cho biết để hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn trong đợt dịch bệnh, Hội Nông dân đã trích nguồn kinh phí hỗ trợ 500 suất quà cho hội viên nông dân của 7 quận, huyện, đồng thời vận động các Mạnh Thường Quân hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng cùng các nhu yếu phẩm thiết yếu giúp nông dân vượt qua lúc khó khăn.
Trong thời gian đó, Hội Nông dân Thành phố cũng đã vận động tuyên truyền các hội viên chi, tổ hội chuẩn bị tốt các khâu như xuống giống, làm phân, làm đất và các kỹ thuật khác nhằm sẵn sàng cho việc tổ chức sản xuất ngay sau khi hết dịch. Đồng thời, kết nối với các doanh nghiệp nhằm tiêu thụ đầu ra cho người nông dân yên tâm sản xuất.
Sau khi dịch bệnh kết thúc, Hội Nông dân đang tiếp tục khảo sát, thống kê nhu cầu của nông dân để thực hiện hỗ trợ vay vốn, giúp người dân mau chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp. Từ sau dịch COVID-19 đến nay, Quỹ hỗ trợ nông dân thành phố đã giải ngân cho 29 dự án về sản xuất rau, hoa, nấm...với số tiền 7,3 tỷ đồng cho 228 hộ.
“Với sự chuẩn bị chu đáo như vậy, hiện công tác sản xuất vụ đông xuân và vụ Tết trên địa bàn Thành phố cơ bản đã đáp ứng được tiến độ và sản lượng, tất cả các vùng rau, hoa trên địa bàn đều đang sản xuất tốt”, ông Nguyễn Đình Khánh Vân cho biết.
Minh Trang
chinhphu.vn

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang
DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...