Đại dịch Covid-19 đang đẩy giá cà phê tăng cao trên toàn cầu

11:01 | 20/04/2020

DNTH: Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến nhiều yếu tố gián đoạn nguồn cung, từ gián đoạn sản xuất cho đến giao thông vận tải hay bán lẻ, các quy định phong tỏa được áp dụng trên khắp thế giới.

Người ta vẫn cần tiêu thụ cafein, ngay cả nếu như họ đang trong một cuộc đại dịch toàn cầu.

Những nỗi lo sợ về tình trạng gián đoạn nguồn cung trong đại dịch đã dẫn đến tình trạng tích trữ tại một số quốc gia, điều này khiến cho giá cà phê có được cú huých cần thiết.

Thông tin này có thể coi như tin tốt với một số khu vực sản xuất cà phê lớn của thế giới. Những khu vực này trước đó đã khó khăn trong nhiều năm khi mà giá cà phê không ngừng ở mức thấp.

Đại dịch Covid-19 đang đẩy giá cà phê tăng cao trên toàn cầu

Từ năm 2016, giá cà phê đã giảm 30%, theo tính toán của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), tổ chức bao gồm 49 nước thành viên chuyên xuất nhập khẩu cà phê. Trong tháng 3/2020, giá cà phê arabica ở mức 1,12USD/pound, mức thấp hơn nhiều so với con số 3,00USD/pound.

Tổ chức ICO nhấn mạnh trong một báo cáo gần đây: “Rất nhiều trong số 25 triệu nông dân trên khắp thế giới đang chật vật để bù lại chi phí hoạt động khi mà giá nguyên liệu đầu vào vẫn tiếp tục tăng. Kết quả, thu nhập của người nông dân trên khắp thế giới giảm, sinh kế của họ chịu tác động nghiêm trọng”.

Giá cà phê Arabia, loại cà phê được sản xuất nhiều nhất thế giới, trong tháng trước tăng do những lo lắng về nguồn cung.

Giá cà phê Arabia từ Brazil, nước sản xuất cà phê Arabia lớn nhất thế giới, tăng 10% trong tháng 3/2020. Giá cà phê tương lai trên thị trường New York trong tháng 3/2020 tăng 8,8% lên mức 1,16USD/pound. Tính đến cuối ngày thứ Năm, giá cà phê Arabia đóng cửa ở mức 1,2120USD/pound.

Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến nhiều yếu tố gián đoạn nguồn cung, từ gián đoạn sản xuất cho đến giao thông vận tải hay bán lẻ, các quy định phong tỏa được áp dụng trên khắp thế giới.

Tình trạng gián đoạn nguồn cung sẽ có thể tiếp diễn khi mà Colombia, một nước xuất khẩu cà phê lớn của thế giới đang trong tình trạng phong tỏa.

Mùa thu hoạch của Colombia thông thường vào tháng 4/2020 nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng bởi biện pháp phong tỏa cũng như việc thiếu nguồn lao động từ các nước láng giềng. Quy định phong tỏa đất nước của Colombia dự kiến sẽ được duy trì từ 27/4/2020.

Trên phạm vi toàn cầu, ICO nói: “Hiện tại, nhu cầu ước tính sẽ cao hơn sản xuất. Gián đoạn với chuỗi cung ứng trong cả mùa vận chuyển và mùa thu hoạch sẽ có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm tạm thời, đẩy cao giá cả trong ngắn hạn”.

Đại dịch Covid-19 đang đẩy giá cà phê tăng cao trên toàn cầu - Ảnh 1.

Theo BizLive

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN