Đảm bảo tiêu chuẩn để xuất khẩu nhãn Sơn La đi các quốc gia

16:04 | 03/06/2020

DNTH: Dự kiến vụ năm nay, huyện Mai Sơn xuất khẩu khoảng 2.600 tấn nhãn sang thị trường các nước: Mỹ, Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản và các thị trường mới: UAE, Hàn Quốc, Pháp, Ba Lan, Malaysia.

dg

Năm nay huyện Mai Sơn xuất khẩu khoảng 2.600 tấn nhãn sang thị trường các nước: Mỹ, Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản và các thị trường mới: UAE, Hàn Quốc, Pháp, Ba Lan, Malaysia


Được người dân Sơn La đưa về trồng tại địa phương từ những năm 1960-1970, cây nhãn đã mất nhiều năm để khẳng định được vị trí của mình. Từ chỗ trồng tự phát, chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong cải tạo giống, nhãn Sơn La đã nổi lên là một đặc sản thơm ngon, trở thành một sản phẩm hàng hóa được thị trường ưa chuộng.

Tính đến năm 2019, toàn tỉnh Sơn La có gần 15.000ha nhãn, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 7.826ha, với sản lượng ước đạt trên 40.000 tấn.

Những năm gần đây, tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng nâng cao năng suất, đảm bảo sản phẩm chất lượng và an toàn, phục vụ tiêu dùng trong nước, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện để xuất khẩu.

Điều đáng ghi nhận là, thay vì sản xuất nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, các nông dân đã biết liên kết trong các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, những năm gần đây, diện tích và sản lượng cây ăn quả của tỉnh tăng nhanh. Đến năm 2019, diện tích đạt trên 62.000ha, dự kiến sản lượng trên 400.000 tấn. Trong đó, diện tích nhãn gần 15.000ha, sản lượng ước đạt 73.000 tấn quả, tăng 10% so với 2018. Nhãn được trồng tập trung ở một số huyện như Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu…

Cùng với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước theo công nghệ Israel, sử dụng chế phẩm sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quy trình sản xuất an toàn VietGap... nhãn của Sơn La đã đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng suất, đảm bảo sản phẩm chất lượng và an toàn, phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện để xuất khẩu.

Năm nay, huyện Mai Sơn (Sơn La) là địa phương có diện tích trồng nhãn lớn của tỉnh Sơn La với hơn 2.500 ha, sản lượng ước tính 14.650 tấn. Do đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng các quy trình sản xuất an toàn, đến nay, huyện có 95 ha nhãn được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Trong đó, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I cấp 7 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu với 56 ha. Vụ năm nay sản lượng nhãn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu ước khoảng 5.200 tấn.

Dự kiến vụ năm nay, huyện Mai Sơn xuất khẩu khoảng 2.600 tấn nhãn sang thị trường các nước: Mỹ, Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản và các thị trường mới: UAE, Hàn Quốc, Pháp, Ba Lan, Malaysia.

Các ngành chức năng đã hướng dẫn người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện nghiêm quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobaGAP, tăng cường giám sát, quản lý mã vùng trồng xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo chỉ tiêu xuất khẩu.

Hồng Nga

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN